Cổng huyện ủy huyện Khổng là hai phiến cửa sắt màu đen, nối liền với tường gạch vuông đỏ, dù là cửa sắt màu đen hay là tường gạch đỏ, nhiều năm không tu sửa, những chỗ mà nối lại với nhau thì sớm đã bị han rỉ và loang lổ. Mỗi ngày đóng mở cửa, đều là tiếng âm thanh ma sát vang lên. Mỗi lần Quan Doãn đi qua đều rảo bước nhanh hơn vì sợ rằng một lúc nào đó cánh cửa sẽ đổ sập xuống, đè lên người hắn.
Cửa chính của huyện ủy quả thật cũng có nhiều năm rồi, nghe nói lúc đầu xây dựng là lúc Lý Vĩnh Xương lần đầu tiên nắm quyền tại huyện ủy. Lúc đó Lý Vĩnh Xương là Phó chủ tịch huyện, ông ta đích thân xây dựng từng viên gạch, từng miếng ngói, làm nên cổng mới của tòa nhà huyện ủy này. Thoáng một cái đã mười năm trôi qua, sau mấy kỳ bí thư và chủ tịch huyện lên nhận chức, không một người xây thêm tòa nhà huyện ủy, ắt cũng chả có người để ý cửa chính đẹp hay xấu.
Huyện Khổng vẫn luôn lưu truyền một cách nói, cửa chính của tòa nhà huyện ủy là do Lý Vĩnh Xương xây dựng, mỗi một lãnh đạo huyện ủy ra vào cái cổng này đều là đi dưới cái bóng của Lý Vĩnh Xương. Ngụ ý chính là cửa chính huyện ủy không thay đổi, phong thủy thay đổi, Lý Vĩnh Xương sẽ mãi là truyền thuyết không tuổi của huyện Khổng.
Ầm ầm một tiếng vang dội, không phải là tiếng nổ, là tiếng của một chỗ nối với tường gạch đỏ bên cửa sắt màu đen của cổng chính đó bỗng nhiên đổ sập. Cửa sắt màu đen và tường gạch đỏ sau khi đổ sập thì đè trúng xe cảnh sát đang chặn một đám người, xe cảnh sát nát nhừ, phát ra tiếng nổ ầm ầm.
Cổng một khi bị đổ, đám người bị chặn ở ngoài thừa thế xông lên, dẫm qua cả đống gạch đổ, nhảy qua chiếc xe bị đè nát, mở đường cảnh sát chặn, mấy chục người khí thế hung hăng cầm pano trong tay, xông vào huyện ủy.
Pano màu traắng, bên trên là chữ viết to mực đen:
“Trả lại bí thả Lý cho chúng tôi”.
Cũng không biết phía sau là ai bày ra, cũng không biết phải là lễ truy điệu người chết, sao lại dùng giấy trắng mực đen? Mà lại dùng biểu ngữ “Trả lại bí thư Lý cho chúng tôi”, Lý Vĩnh Xương rõ ràng vẫn đang sống rất tốt…
Thôi Ngọc Cường dẫn một đội tổng cộng mấy chục người nhưng không ngăn cản được đội ngũ mấy trăm người, bị mười mấy người phá vòng vây người, Thôi Ngọc Cường sợ hết cả hồn. Ngộ nhỡ đám người này va chạm với lãnh đạo huyện ủy, ngộ thương Lý Dật Phong, anh ta sẽ không cần suy xét có phải bị tẩy trừ không, trực tiếp nhận lỗi từ chức luôn đi.
Nghĩ vậy càng thêm hận Lý Vĩnh Xương. Thôi Ngọc Cường liệu có không rõ sự việc ngày hôm nay là Lý Vĩnh Xương một tay làm ra không? Cả huyện Khổng có thể trong một thời gian ngắn, kêu gọi mấy trăm người tập hợp lại một cách im lặng, người có sức ảnh hưởng như vậy chỉ có duy nhất Lý Vĩnh Xương mà thôi.
Lý Vĩnh Xương ra tay thật độc ác. Không những muốn đột kích tòa nhà huyện ủy, trước khi chết cũng phải đẩy Lý Dật Phong xuống nước, mà còn muốn kéo anh ta chịu tội thay, quả là độc ác và vô sỉ. Thôi Ngọc Cường tức giận đến sôi máu, thế nhưng lực lượng cục công an không đủ, huy động cả cục cũng không ngăn nổi đoàn người đó.
Chẳng lẽ muốn nổ súng để cảnh cáo sao? Không nói tới chuyện đều là đồng hương, không nên trở mặt thì cũng phải trở mặt, tiếng súng của anh ta cũng không chắc đã làm người ta sợ tới mức dừng lại. Ở cơ sở công tác nhiều năm, Thôi Ngọc Cường rõ hơn ai hết là một khi tinh thần quần chúng sôi trào, không cần biết thật giả thế nào, sau khi bị người có dụng ý lợi dụng, thì rất khó để bình ổn, giống như một đám bò điên chạy loạn. Ai ngăn cản thì sẽ đứng mũi chịu sào, bị đâm cho tan xương nát thịt.
Nhưng mà vì trách nhiệm nên anh ta không thể không quản, Thôi Ngọc Cường hét to:
- Ai dám chạy vào trong, tôi sẽ không khách khí với người đó!
Anh ta nói to hết cỡ, còn dùng đủ lực để có thể vọng trong tòa nhà huyện ủy nhưng lại chả ai thèm để ý, mấy người xông lên phía trước vẫn sải bước vọt lên, thấy họ đã xông đến chỗ cách cảnh sát cửa trong không quá trăm mét.
Một khi vào đến cửa trong, thì cũng đồng nghĩa với việc tiếp cận với phạm vi an toàn của Lý Dật Phong, cũng là nói, Lý Dật Phong lúc nào cũng có thể bị đám người đó gây thương tích. Thôi Ngọc Cường sợ đến mức hồn bay lên trời, anh ta bỗng nhảy vọt lên, ý ngăn mọi người lại.
Đường đường là cục trưởng cục công an, Thôi Ngọc Cường uy phong của huyện Khổng, cong lưng, chạy cực nhanh tới trước đám người xông vào cửa trong để ngăn đám người, anh ta mở rộng cánh tay, hét lớn:
- Ai dám tiến tới một bước tôi sẽ bắt người đó vào đồn.
Ngày trước, Thôi Ngọc Cường chỉ cần xuất hiện ở đầu chợ thị trấn, côn đồ lớn nhỏ đều chạy có cờ như chuột thấy mèo, tránh cũng không kịp, nhưng bây giờ Thôi Ngọc Cường mặt đỏ tía tai, gần như nổi trận lôi đình, mười mấy người lại coi như anh ta không có ở đó. Cầm đầu là ông lão khoảng 60, trợn mắt, giơ tay đẩy Thôi Ngọc Cường, chửi:
- Đồ phản bội, bại hoại, cút sang một bên, huyện Khổng không có loại người như mày!
Ông lão là một nhà giáo đã nghỉ hưu của huyện, tên là Đạt Thiệu, dạy chính trị một đời, không ngờ già rồi vẫn còn bị người ta lôi kéo, trở thành quân tiên phong đi kêu oan cho Lý Vĩnh Xương.Từ đó có thể thấy, ngay cả dạy học một đời, sống cả đời người rồi cũng chưa chắc đã có thể nhìn rõ ra chân tướng sự việc.
Đạt Thiệu còn từng dạy Thôi Ngọc Cường, anh ta gặp còn phải cung kính chào một tiếng thầy, ở trước mặt thầy, thân phận cục trưởng cục công an chả là gì, nhất là đó lại là tiền bối đức cao vọng trọng trong ngành dạy học của huyện Khổng. Anh ta bị Đạt Thiệu đẩy ra, đã không có cách nào đánh trả lại càng không thể dùng sức mạnh, chỉ có thể miễn cưỡng nói:
- Thầy Thiệu, thầy cũng lớn tuổi rồi, sao vẫn còn kích động như thế chứ?
- Kích động, tôi không phải kích động mà tôi là thiếu niên điên cuồng, cậu thì hiểu cái gì?
Đạt Thiệu râu tóc dựng ngược, chỉ tay vào mũi Ngọc Cường:
- Thôi Ngọc Cường, uổng công tôi dạy cho cậu, cậu có hiểu cái gì gọi là nhân nghĩa lễ trí tín không? Cậu là người huyện Khổng mà lại chân ngoài dài hơn chân trong, Lý Vĩnh Xương vì huyện Khổng vất vả cả một đời, không có công lao thì cũng có khổ lao, dựa vào cái gì mà đưa ông ấy đi? Cậu còn giúp Lý Dật Phong và Lãnh Phong dẹp người của mình, đầu của cậu bị đá đi đâu thế? Không phân biệt được trong ngoài à? Làm gì có chuyện khuỷu tay hướng ra phía ngoài chứ?
- Thầy giáo Đạt, em…
Thôi Ngọc Cường bị Đạt Thiệu lên tiếp chất vấn, á khẩu không trả lời được, y đối phó với du côn lưu manh có trăm loại thủ đoạn, đối phó với người trí thức lại bó tay, chỉ ngại ngần, xấu hổ xoa xoa hai tay:
- Em, em theo đại cục…
- Đại cục gì chứ? Là đại cục của huyện Khổng hay là đại cục của Lý Dật Phong và Lãnh Phong?
Đạt Thiệu tiếp tục dùng văn chương làm vũ khí.
- Nếu nói vì đại cục của huyện Khổng, cậu hỏi mấy trăm dân chúng ở chỗ cửa kia, họ có thể thay mặt huyện Khổng nói chuyện không? Tôi thấy cậu là vì giữ lấy cái chức quan của cậu, là vì đại cục của Lý Dật Phong và Lãnh Phong, là vì nịnh hót hai người đó, cậu chính là phản đồ của huyện Khổng.
Một phen mắng chửi Thôi Ngọc Cường mất mặt, làm cho anh ta á khẩu!
- Thầy Đạt, thầy nói câu này là không đúng rồi…
Thôi Ngọc Cường bị mắng đến nỗi xấu hổ không chịu được, đã không được động tay chân lại còn vụng mồm không thể cãi lại, lúc thấy anh ta đường đường một cục trưởng cục công an sắp thua, Quan Doãn xuất hiện, đỡ lời cho anh ta:
- Cục trưởng Thôi thân là cục trưởng công an, chức trách sở tại, buộc phải duy trì trật tự, anh ấy giữ gìn đại cục vừa là của huyện Khổng lại còn vừa là của bí thư Lý và Chủ tịch huyện Lãnh
Lúc nói chuyện, Quan Doãn lặng yên hướng ánh mắt về Thôi Ngọc Cường, ý để anh ta đi báo cáo với Lý Dật Phong. Anh ta hiểu ý, liếc mắt nhìn Quan Doãn một cách cảm kích, vội vàng bỏ đi.
Đôi mắt lòng trắng thì nhiều, lòng đen thì ít của Đạt Thiệu đầy ý lòng thù địch nhìn Quan Doãn:
- Một đứa con nít không đủ tư cách nói chuyện với ta.
Quan Doãn nhìn ra người cầm đầu là Đạt Thiệu, xông vào đầu điên là đám người của hệ thống giáo dục, chắc tất cả đều là người dạy học. Hắn cũng biết Đạt Thiệu, biết Đạt Thiệu tính cách bảo thủ, tự cho là đúng, dùng một câu thông tục để hình dung thì là đồ bảo thủ, nói một cách khó nghe chút thì là vi lão bất tôn, thích để ý mọi chuyện, chả thấy ai vừa mắt.
- Hẳn là nói như vậy, thầy Đạt, thầy nếu như không phải người làm việc cho huyện Khổng thì không có tư cách xông vào tòa nhà huyện ủy.
Quan Doãn không vụng lời như Thôi Ngọc Cường, hắn lúc học đại học thì thường xuyên tham gia hội thi hùng biện, lại có bố mẹ là giáo viên thích nói lẽ, đối phó với loại người như Đạt Thiệu, thích lên mặt dạy đời lại còn gian ngoan cố chấp là sở trường.
- Tôi tuy tuổi nhỏ, nhưng tôi hiểu rõ đạo lý sự đời, Khổng Tử còn bái đứa nhỏ bảy tuổi làm thầy, thầy Đạt, tôi cũng sắp 24 tuổi rồi, sao đến tư cách nói chuyện với ông cũng không có thế?
- Cậu!
Đạt Thiệu bị lời phản bác có căn có cứ của Quan Doãn làm cho mặt đỏ tía tai. Ông ta lại ỷ tuổi già, lên mặt dạy đời, chính là chỗ nào cũng hơn Khổng Tử, ông ta lại tôn sùng Khổng Tử nhất, nhưng lại bị Quan Doãn nói đúng chỗ ngứa:
- Cậu là Quan Doãn đúng không? Cậu là người huyện Khổng, sao lại cam tâm làm chó người ngoài thế? Hôm nay tôi phải thay bố mẹ cậu, dạy cậu cho tử tế.
Quan Doãn khiêm tốn cười:
- Bố mẹ thường dạy tôi nhân nghĩa lễ trí tín, ôn lương kính cẩn khiêm, vừa nãy ông lấy mấy chữ này ra để hỏi cục trưởng Thôi, tôi muốn hỏi thầy Đạt một câu, thầy đã làm được ôn lương kính cẩn khiêm chưa?
- Tôi một đời dạy học, đào lý khắp thiên hạ, nhất cử nhất động rất phù hợp với lời thánh nhân dạy.
Đạt Thiệu vênh mặt, hừ nhẹ một tiếng, trong lòng nghĩ là một đứa con nít muốn nói được ông ta, mộng tưởng hão huyền.
Quan Doãn cười đầy thâm ý, hắn không phải Gia Cát Lượng mắng Vương Lãng, nhưng hôm này hắn phải là Phó chủ nhiệm Quan khẩu chiến Đạt Thiệu. Nếu không nói cho Đạt Thiệu tâm phục khẩu phục để cho ông ta biết khó mà lui thì thật là khó giải quyết vấn đề của Đạt Thiệu. Tính tình Đạt Thiệu vừa cứng vừa khó chịu, ông ta ở trong ngành giáo dục rất có uy, chỉ có ông ta quay đầu lại thì đám người kia mới chịu lui. Nếu không, một đám nhà giáo kia, đánh không được, chửi cũng không xong, quả thực là vô cùng khó giải quyết..
Liễu Tinh Nhã và Quách Vĩ Toàn cũng chả bận tâm thân phận mình nữa, lại không đứng trước mặt Quan Doãn. Liễu Tinh Nhã còn đỡ, đứng cách đó không xa, mà mặt còn thản nhiên, chuẩn bị tư thế lúc nào cũng có thể xông ra, Quách Vĩ Toàn thì đứng cách đó rất xa, làm bộ dáng lúc nào cũng chuẩn bị để trốn sau cửa trong.
- Thầy Đạt, đầu tiên là thầy cậy già lên mặt chửi cục trưởng Thôi, bây giờ lại lấy tư cách lớn tuổi để dạy dỗ tôi, nói tôi không có tư cách nói chuyện với ông, còn nói tôi là con chó săn. Thân là thầy giáo, theo lý thì nên lấy gương tốt đối nhân xử thế để thuyết phục người khác, nhưng tôi thực sự không hiểu thầy đang giảng cái đạo lý gì, chỉ nghe thấy thầy mắng người chả có chút ôn hòa gì, không thấy chút gì ôn lương kính cẩn khiêm…
Quan Doãn vốn là dịu dàng vài câu, rồi đột nhiên cao giọng:
- Thầy Đạt, tôi còn muốn hỏi thầy, Khổng Tử nói, bốn mươi tuổi không khăng khăng mình là đúng, năm mươi tuổi biết mệnh trời, sáu mươi tuổi thuận tai, ông năm nay cũng sáu mươi rồi, mười năm trước đã biết mệnh trời chưa? Bây giờ đã thuận tai chưa?
Nói hết một phen, mặt Đạt Thiệu đỏ lên, bị công phu mắng chửi không có lấy một từ tục tĩu của Quan Doãn nói cho chết lặng người!