Tông đế đi thẳng xuống giữa điện, vừa thận trọng đỡ Thanh Nguyên dậy, vừa phấn khởi cười to
"Tốt, tốt lắm. Anh hùng xuất thiếu niên là đây. Trẫm sắc phong khanh thành Hộ quốc phó tướng thống lĩnh năm vạn binh Liêu Đông cùng đại tướng Hứa Sơn đến Châu thành nghênh tiếp giặc Xuân."
Nhưng Thanh Nguyên chưa kịp tiếp chỉ, Trịnh thái sư đã run run quỳ xuống can ngăn.
"Hoàng thượng, Trần thượng thư tuy tuổi trẻ tài cao, nhưng chưa từng lãnh binh đánh giặc bao giờ. Giao cả năm vạn tinh binh Liêu Đông vào tay một viên phó tướng như vậy là một thất sách."
Hứa Sơn là đại tướng quân nhị phẩm, hơn nữa năm vạn binh Liệu Đông này là do đích thân nhà họ Hứa huấn luyện. Tuy ngoài mặt vẫn thuộc biên chế quân đội triều đình, nhưng hơn hai phần ba trong số đó đều chỉ nguyện trung thành với Hứa gia. Chỉ có Hứa Sơn chỉ huy chiến trận mới có thể khiến họ phát huy hết sức mạnh, nên việc y phải mặc giáp ra trận là điều dĩ nhiên.
Nhưng việc Tông đế điều Thanh Nguyên xuất trần mới khiến mọi người kinh ngạc.
Trịnh thái sư vừa dứt lời, Tông đế bèn lướt mắt quan hai hàng văn võ bá quan và cất giọng lạnh lùng
"Vậy khanh hãy nói trẫm nghe xem, ngoài Trần thượng thư và Hứa tướng quân, liệu còn ai đứng ở đây dám dẫn năm vạn binh chống lại Xuân quốc không? hử?"
Cả đám quan lại cúi đầu im thin thít. Trong trận chiến với Song quốc, Xuân quốc đã phái ra năm vạn đại quân, trong khi binh lực của Song quốc lên đến mười vạn. Thế mà Song quốc vẫn bị đánh tan tác
Binh lực Chung quốc chỉ có mười lăm vạn, Trong đó năm vạn binh lo bảo vệ biên giới, năm vạn bảo vệ kinh thành, chì còn năm vạn binh Liệu Đông này có thể huy động. Tuy cùng số quân là năm vạn, nhưng một bên đã quen chính chiến sa trường, một bên quanh năm suốt tháng yên bình, chỉ riêng sự hiếu thắng và ý ch1i đã chẳng bằng.
Từ xưa đến nay Chung quốc luôn trọng văn hơn võ, bởi các vị đế vương sợ một khi võ tướng được trọng dụng, trong tay lại nắm bình quyền tất sinh lòng tạo phản. Thế nên các võ tướng trong triều hoặc quá già, hoặc quá non trẻ, không có kinh nghiệm thực chiến. Chỉ có mỗi Ngọc tể tướng là vừa có kinh nghiệm tác chiến, sức khỏe vẫn dồi dào, nhưng lão đã lâm trận bỏ chạy mt61 rồi.
"Chỉ với cái dũng khí này cũng đủ để trẫm tin tưởng y rồi." Tông đế nói.
"Thánh thượng, nếu chỉ nhờ dũng khí mà cò thể thắng trận, thì dù phải liều mạng già này, thần cũng sẵn sàng ra trận. Trên chiến trường, chì cần một sơ suất nhỏ, cũng có thể gây ra cảnh nước mất nhà tan." Trịnh thái sư cứng cỏi trả lời.
Dáng lưng còm cõi nhưng thẳng tắp toát ra loại cốt khí cứng rắn khiến người nể phục.
Tông đế từng bước đi về phía ngai vàng, y ngồi đấy với tư thế của một quân vương, những lời thốt ra càng khắc sâu cái khí thế quân lâm thiên hạ ấy.
"Trẫm là thiên tử của quốc gia này. Nếu thật sự có ngày nước mất nhà tan, thì chính trẫm sẽ tự gánh lấy tội danh ngu muội này. Nếu liệt tổ liệt tông có trách tội, người đời có cười chế thì cũng sẽ do một mình trẫm gánh vác."
Trịnh thái sư ngẩng đầu nhìn vị vua đang ngồi trên ngôi cao kia, trong lòng vừa kinh vừa sợ, lại cúi đầu phủ phục trên sàn.
"Trần thượng thư, Hứa đại tướng quân, Lâm đại nhân, Kỳ vương ở lại bàn chiến lược tiến công với trẫm. Còn lại lu xuống hết."
Sau khi Tông đế ra lệnh, cả hàng văn võ bá quan lục tục kéo nhau đi, Dung quốc công đỡ Trịnh thái sư dậy, và cùng rời khỏi.
Bình vương đứng dậy, tay y vô thức gõ gõ chiếc ngai hổ mà y đã yên phận ngồi trong bao nhiêu năm nay.
Trước khi rời khỏi, y quay phắt người dậy. Ánh mắt y và Tông đế cùng chạm nhau trong một khoảnh khắc ngắn ngủi.
Tông đế ngồi trên chiếc ngai vàng vốn thuộc về y, dùng ánh mắt như nhìn kẻ bề tôi nhìn y. Cái phong phạm đế vương đấy, vốn phải toát ra từ y, bộ long bào đấy, đáng ra phải do y khoác trên người.
Bình vương xoay người và rời khỏi điện ngay sau đó, dù chỉ gặp nhau trong một ánh mắt, nhưng cả Tông đế và Bình vương đều bắt gặp được vẻ khát khao quyền lực ttận sâu trong đáy mắt đối phương. Đã đến giờ khắc này, thì y cũng chẳng muốn che giấu làm gì nữa.
Tông đế vẫn giữ nguyên tư thế đặt hai cánh tay lên thành ngai vàng, y hỏi, với sự uy nghiệm tột bậc của một đế vương
"Lão quan đó đã chịu truyền tin giả về chưa?"
Lâm Hiệp chắp tay ra phía trước và tâu
"Bẩm, đêm qua hắn đã chịu viết thư rồi. Theo tốc độ của ngựa thiên lý, e rằng tin tức đã truyền đến cung Từ Tâm rồi ạ."
Tông đế tỏ vẻ hứng thú hỏi
"Khanh làm cách nào hay vậy? Trẫm nghe nói lão già ấy còn cứng đầu hơn cả tử sĩ thượng đẳng."
"Bẩm, thần cho người thiến, rồi giết từng đứa con trước mặt lão. Khi giết đến người thứ mười lăm, thì lão đã phải đầu hàng. " Lâm Hiệp thản nhiên đáp
Thanh Nguyên thầm nghĩ Lâm Hiệp này ngoài mặt là thư sinh nho nhã, nhưng bên trong lại tàn độc chẳng kém ai. Sống trên đời này có ba loại bất hiếu, trong d91 không có con thừa tự là tội nặng nhất. Theo tín ngưỡng đạo thần, nếu phạm tội bất hiếu, thì sau khi xuống suối vàng sẽ bị biếm vào súc sinh đạo, không bao giờ được luân hồi.
Tuy lão quan già ấy không màng cái chết, nhưng sau khi chết còn bị biếm làm súc sinh thì ngay cả người vũng dạ nhất cũng phải sợ.
Tông đế gật đầu hài lòng rồi quay sang hỏi Thanh Nguyên.
"Còn phía Ngọc Long?"
Thanh Nguyên vội trấn tĩnh trả lời
"Lão đã bắt đầu dao động. Chỉ cần đợi thêm mười ngày nữa thì có thể hành động."
Hứa Sơn trầm ngâm do dự một lúc, rồi mở miệng hỏi
"Thánh thượng, nếu tin tức chiến sự truyền ra ngoài, thì e là dân chúng sẽ đại loạn. Người đã tính đến hậu quả chưa ạ?"
Tông đế dựa người vào lưng ghế, tay thì gõ gõ xuống thành ghế theo một nhịp độ, đầu y ngửa lên trời, mắt chằm chằm nhìn vào một điểm..
Trước mắt y là đỉnh điện cao chót vót và tối hoắm.
"Tự trẫm có sắp xếp."
Trong điện Từ Tâm, Bình vương trầm ngâm ngồi nghịch chiếc nhẫn ngọc trên ngón út của y. Lúc y tròn mười tuổi, phụ hoàng đã trao chiếc nhẫn này cho y.
Phụ hoàng nói rằng, chiếc nhẫn này chỉ truyền cho hoàng đế, từ đời này sang đời khác.. Y đã đeo chiếc nhẫn này tròn mười hai năm, nhưng lại chưa từng một lần dược chạm tay vào ngai rồng.
"Đã có tin gửi về từ Sa thành."giọng Dung quốc công không giấu nổi sự phấn khích cho dù ngoài mặt lão vẫn trầm tĩnh "Xuân quốc quả thực đã phái người gửi chiến thư đến Châu thành."
Tâm trí thái hậu dần trở nên thả lỏng, nhưng vẫn không thể không nghi ngờ mà hỏi lại
"Lão chỉ là quan huyện Sa thành, sao biết được tin tức từ Châu thành."
Dung quốc công liền đáp
"Lão và tri huyện Châu thành có chút giao tình, trùng hợp thay, lúc chiến thư được gửi đến, cũng là lúc lão đang làm khách ở Châu thành. Thái hậu, chớ quên, lão là con chó do chúng ta huấn luyện."
"Bổn cung không nghi ngờ lão, chỉ sợ lão cũng bị người ta che mắt đấy thôi." thái hậu hỏi giọng đều dều.
Bình vương vẫn chuyên chú nhìn chiếc nhẫn cáo quý, miệng hờ hững đáp
"Không đâu. Lão rất tinh ranh, chẳng dễ lừa phỉnh đâu."
Di thân vương gõ vào thành ghế, hưng phấn kêu lên
"Vậy thì quá tuyệt. Đúng là trong họa có phúc, đây là thời cơ thích hợp nhất để trở mình. Thần sẽ lập tức lén truyền tin đến ba vạn binh Hoa Đông."
Thái hậu nhìn vẻ nôn nóng của Di thân vương, bèn biết y là kẻ không thể làm nên đại sự, bà chần chừ một lúc rồi nói
"Việc quá thuận lợi thì tất bất minh."
Nghe đến đây, Dung quốc công và Di Thân vương quay qua nhìn nhau. Cuộc chiến này quyết định cả sự tồn vong, hưng thịnh, của gia tộc Dung thị. Chỉ cần một bước sơ sảy là vạn kiếp bất phục.
Di thân vương thận trọng lựa lời nói\
"Một khi tin tức Xuân quốc chuẩn bị tấn công vào Châu thành truyền ra ngoài, thì dân chúng sẽ đại loạn. Đám thương nhân sẽ tìm cách đầu cơ nâng giá lương thực, nông dân không còn tâm trí cấy cày, thế gia bỏ nhà cửa ruộng vườn để đào tẩu. Thần tin tưởng Tông đế sẽ không dám lấy việc hệ trọng như vậy ra đùa giỡn. Hơn nữa, lão tri huyện đó đã phục vụ cho Dung gia ta nửa cuộc đời, cung cách làm việc của lão chúng ta đều hiểu rõ, nếu không phải tin tức đã được xác minh rõ ràng thì lão sẽ không dám gửi về kinh."
Thái hậu nắm lấy tay Bình vương,v giọng trìu mến nhưng lời nói lại muốn phần nặng nề nói
"Mẫu hậu đã sống đến từng này tuổi, đã từng kinh qua biết bao sóng gió, đã từng đứng cạnh đế vương bao nhiêu năm nay. Tuy không phải là người thông mình tuyệt đĩnh, nhưng cũng tự nhận đã thấu được lòng người.
Tuy cơ hội lần này là vạn năm khó gặp, xem qua thì trăm lợi không một hại, nhưng mẫu hậu vẫn cảm thấy đây là một cái bẫy. Nhưng mẫu hậu không muốn vì sự đa nghi của mình mà khiến con bỏ lỡ cơ hội này, rồi lại sống trong hối hận suốt nửa phần đời còn lại.
Mẫu hậu đã là người gần đất xa trời, sau này có giành được giang sơn thì cũng là giang sơn của con. Là giang sơn của con nên con hãy tự quyết định lấy."
Bình vương dùng bàn tay còn lại bao bọc bàn tay đã có phần già nua của thái hậu, ánh mắt tràn ngập sự thèm khát vương quyền
"Mẫu hậu, bắt đầu từ những năm cuối Sâm đế, con đã cùng hắn tranh. Tranh suốt hơn mười năm rồi, nhưng đã đạt được gì đâu. Con đã phải ngồi vào ghế hổ mười năm, cũng đã nhẫn nhịn suốt mười năm.
Những gì mẫu hậu lo lắng thì con cũng đã nghĩ đến. Nhưng nếu bỏ qua cơ hội này, con sợ lại phải đợi thêm mười năm rồi mười năm nữa. Đời người có được bao nhiêu cái mười năm. Mẫu hậu, cho dù đây có thực sự là cái bẫy thì con vẫn sẽ liều một phen. Con không muốn nhẫn nữa, cơ hội chỉ có một, không phải lúc này thì còn là lúc nào nữa."
Thái hậu nhìn chiếc nhẫn bạch ngọc trên tay Bình vương, hạ quyết tâm nói
"Được, nếu con đã quyết, thì mẫu hậu và Dung gia sẽ cùng con đồng sanh cộng tử một phen."
Bình vương mỉm cười đứng thẳng người dậy, y lướt nhìn hai người họ Dung trong điện và liên tục ra nhiều mệnh lệnh cứng rắn bằng giọng nói lạnh lùng
"Di Thân vương, ngươi hãy bí mật truyền tin đến những người nắm giữ ba vạn quân Hoa Đông, bảo họ hãy chuẩn bị sẵn sáng rồi chờ lệnh ta. Dung quốc công, lập tức bắn tin cho Ngọc Long, bảo hắn điều tư binh ở Sa thành về kinh đô ngày.
Ta không cần biết lão dùng cách nào, miễn sao đội tư binh phải có mặt ở đây vào ngày mười tháng sau.:"
Nghĩa là hai ngày sau khi đội quan Liêu Đông đến Châu thành.
Di thân vương muốn hỏi tại sao phải mất công điều quân từ Sa thánh về, nhưng ngẫm nghĩ một lúc, bèn nghiệm ra câu trả lời, nên không hỏi nữa.
Dung quốc công nhìn bóng lưng Bình vương đang đứng gần cửa sổ, trong lòng lóe lên nhiều mưu tính.
Bình vương đứng bên bậu cửa sổ, hai tay chắp ra sau, ngón tay không ngừng vuốt ve chiếc nhẫn, trước mặt y, là một khoảng trời bao la trong xanh.
Ngọc Long vội vàng rời cung trươc ánh mắt chế giễu của các vị quan đồng triều. Có ai ngờ một
Vừa trở về phủ,, y đã cho người tìm kiếm lão ăn xin lúc sáng.
Lão vừa băng bó vết thương trên trán vừa nghĩ về thế cục hiện nay.
Tông đế điều năm vạn binh Liệu đông đến Châu thành, chỉ còn năm vạn binh Hoa Đông ở lại bảo vệ kinh đô.
Trong số đó tính ra Bình vương và Dung gia đã nắm được ba vạn, chỉ có khoảng hai vạn binh là thực sự trung thành với Tông đế.
Nếu dùng ba vạn binh đánh hai vạn, thì Bình vương hoàn toàn có thể áp chế Tông đế và đoạt lấy kinh thành. Nhưng lực lượng hai bên một chín một mười như vậy, dù có thắng thì ắt hẳn cũng phải hao tổn binh lực không ít.
Nhỡ sau này Hứa Sơn trở về kinh, rồi lấy cớ báo thù cho Tông đế đánh úp vào kinh, thì ba vạn thương binh của Bình vương sao địch nổi năm vạn binh Liêu Đông.
Chi bằng lúc này nhanh chóng điều đội tư binh đến kinh đô, vừa có thể nhanh chóng đoạt được kinh đô, vừa đối phó được với đội quân Liêu Đông của Hứa Sơn.
Quả nhiên, vừa nghĩ đến đó, thì đã có ngưởi của Dung gia đến truyền tin, Bình vương lệnh cho lão phải điều binh đến kinh đô ngay lập tức.
Lão gật đầu bảo đã biết rồi, rồi lại chần chừ suy tính rất lung.
Đội tư binh này là tấm bùa hộ mệnh của lão, nếu cứ như vậy mà điều đến kinh, thì khác nào dâng không cho Bình vương.
Nhưng nếu trong lúc dầu sôi lửa bỏng này mà ngồi yên không động binh, sau này dù Tông đế hay Bình vương đoạt được ngôi vua thì lão cũng sẽ không toàn mạng.
Đang suy nghĩ đến đó thì người hầu vào thông báo đã tìm được thế ngoại cao nhân lúc sáng. Lão vội bảo dẫn người đến ngay.
Ông lão bước vào cửa với vẻ thong dong tự tại, chẳng mảy may e sợ trước tể tướng đương triều,
'Ngọc Long chắp tay ra trước, khẽ cúi mình bảo\
"Cũng nhờ cao nhân chỉ giáo mà lão vừa tránh được một kiếp. Ân nguyện kết cỏ ngậm vành suốt đời khắc ghi."
Lão ăn xin phất taym giọng điệu lạnh nhạt, nói
"Chỉ là duyên số thôi. Chẳng hay có phải tể tướng có giữ một mảnh ngọc bội đen khắc chữ Sơn, đúng không?"
Ngọc Long lấy mảnh ngọc bội giắt ngay hông, hỏi
"Có phải là miếng này không?"
Lão ăn xin cầm miếng ngọc bội, thở dài nói
"Lúc trước khi lão lưu lạc trên núi chẳng may gặp cướp, nếu không nhờ Ngọc lão gia trượng nghĩa giúp đỡ, thì e là chẳng giữ được mạng.
Biết ta đã đắc tội người Song, đang bị truy sát, ông ấy chẳng những không xua đuổi mà còn tìm cách đánh lạc hướng quân Song, cứu lão thêm một lần nữa. Đã vậy, còn để lão tá túc dưỡng thương trên núi suốt nửa tháng.
Ba đại ân này chưa kịp báo đáp thì người đã mất, thật hổ thẹn làm sao. Nếu đã có được miếng ngọc gia truyền này, hẳn tể tướng đây là người nói dõi của Ngọc gia. Nợ cha con trả, phúc cha con hưởng, nay Ngọc lão gia đã mất, lão đành đem ba mối ơn này báo Ngọc tể tướng.
Ân thứ nhất đã báo xong, bây giờ nghe lão nói tiếp đây. Tể tướng sắp có một tin tót và xấu. Tin tốt là long chủng trong bụng Hiền phi dương khí tràn trề, ắt hẳn là một tiểu hoàng tử. Nếu tể tướng biết cách bọc đường thật tốt, sau này tiểu hoàng tử sẽ có cơ may bay lên cành cao biến thành rồng."
Ngọc Long nghe xong, bèn nhíu mày suy nghĩ. Nếu Bình vương đoạt được giang sơn, dễ gì để yên cho tiểu hoàng tử chưa ra đời này được sống đến lúc trưởng thành. Nếu lão ra sức bảo bọc, thì e Bình vương sinh lòng nghi kỵ, có khi cả lão cũng phải xuống mồ theo. Nhưng bảo lão trơ mắt nhìn tiểu hoàng tử chết yểu thì lão không làm được, dù sao đấy cũng là người thừa tự của Ngọc gia.
"Vậy xin tiền bối chỉ giáo, "bọc đường" là bọc làm sao? Vãn bối rửa tai lắng nghe."
"Có nghe qua câu "Tăng Sâm giết người"* chưa?" lão ăn xin trả lời bằng một câu hỏi đầy thâm ý.
Lúc đầu Ngọc Long còn nhăn nhó khó hiểu, nhưng sau đấy cẩn thận suy ngẫm một hồi, bèn đứng dậy cúi người bái chào lão ăn xin một cái, nói
"Vãn bối đã hiểu thâm ý. Đa tạ tiền bối chỉ dạy. Nhưng xin mạo muội kính hỏi một câu, nếu làm như vậy, e là vãn bội cũng sẽ khó giữ được thân, liệu còn cách nào có thể chu toàn hơn không?"
Lão ăn xin tỏ vẻ chần chừ một lúc, rồi hỏi một câu chẳng ăn nhập gì
"Năm nay tể tướng đã được bao nhiếu cái xuân sanh."
"Vãn bối đã hơn "tứ thập nhi bất hoặc" (một câu của Khổng Tử, nghĩa là đã qua tuổi bốn mươi.). Năm nay đã bốn mươi tám rồi ạ."
Lão ăn xin thở dài một tiếng rồi bảo Ngọc Long chuẩn bị cho lão một bộ văn phong tứ bảo (giấy viết mực ..)
Lão viết một dòng vào giấy, rồi đưa Ngọc Long, bảo rằng phải đợi đến lúc lão đi rồi mới được mở ra, nếu không sẽ trái với thiên mệnh.
Ngọc Long sợ làm trái ý sẽ bị trời phạt nên quả thực đã đợi đến tận lúc lão ăn xin đi rồi mới mở ra xem. Trên đó viết vỏn vẹn một câu
"Ngũ thập tri thiên mệnh. (cũng là một câu của Khổng tử nốt, nghĩa là người đã sống đến năm mươi tuổi thì xe như đã hiểu được mệnh trời.)
Hỡi ôi, trời xanh bạc đãi anh hùng.
Hiền tài không được biết mệnh trời."
Ngọc Long đọc xong thì cả người bàng hoàng, như sét đánh ngang tai. "Hiền tài thường không được biết mệnh trời", chẳng phải ý bảo lão sẽ không sống được quá năm mươi tuổi ư?
Lão vội cho người bắt lão ăn xin lại, rồi cho người vời ngay đại phu trong nhà đến bắt mạch.
Đại phu nói rằng khí mạch của hắn hỗn loạn và trống rỗng, e là không thọ được lâu. Ngọc Long giận điên người, bèn rút kiếm chém chết lão đại phu. Chém xong, lại cho người với thái y trong cung đến bắt mạch. Thái y cũng trả lời tương tự. Ngọc Long lại không do dự chém cả thái y.
Sau cùng, còn mời cả thái y trưởng đến bắt mạch. Thái ý trưởng cũng cho rằng mạch quá rỗng, khí huyệt đứt đoạn, cùng lắm chỉ kéo dài thêm được hai năm.
Ngọc Long tức giận lật úp bàn, gào lên
:"Không thể nào. Thân thể bổn tướng trước giờ vẫn rất tốt, sao có thể nói chết là chết?"
Thái ý trưởng dù gì cũng sống trong cung lâu năm, thường phải đối mặt với các quý nhân, nên sớm đã được tôi luyện. Lão không hề tỏ ra sợ hãi, bình tĩnh đáp
“Đại thụ cành lá rậm rạp che trời, chỉ đến khi ruỗng ruột rồi thì mới thể hiện ra bên ngoài. Nếu còn tâm nguyện gì chưa xong, tể tướng hãy nhanh chóng hoàn thành”
Ngọc Long nghe đến đó, bèn mất bình tĩnh rút kiếm muốn tứơc đầu lão thái ý trưởng. Gả hầu cận tâm phúc thấy vậy bèn liều mình ôm chặt Ngọc Long.
"Tể tường, người này là thái y trường, không phải đại phu bình thường, không thể giết bậy.:"
Ngọc Long suy tính thiệt hơn một lúc, bèn bình tĩnh lại, giở giọng đe dọa
"Bệnh tình của ta chỉ có ông và ta biết thôi, nếu để lọt tin tức ra ngoài, ta sẽ bắt cả nhà ông chôn cùng."
Thái y trưởng vốn đã sợ đến xanh cả mặt, bèn vội gật đầu thề thốt rồi chạy biến đi ngay.
Ngọc Long ngồi xuống ghế, gương mặt u sầu, thoáng chốc như đã già thêm mươi tuổi, lão thở dài ảo não bảo
"Người không đấu lại trời, nếu ông trời bảo ta chết ta cũng đành chịu. Chỉ tiếc ta không có con trai thừa tự, sau khi chết thì hương quả Ngọc gia xem như tận.
Ngọc gia ta bao nhiêu đời làm chủ một phần lãnh thổ, đến nay lại bại trong tay ta."
Nói đến đây, lão dường như đã hạ quyết tâm, bèn căn dặn gả hầu cận
"Người hãy đi mời Trí Không đại sư đến cho ta."
Tên hầu cận cả kinh quỳ xuống nói
"Tể tướng, xin hãy suy tính kĩ càng. Lúc này người giữ thế thượng phong là Bình vương, sau này người doặt được kinh đô cũng là Bình vương, Nếu lúc này ra mặt bao vệ tiểu hoang tử, e là sau này chính tể tướng cũng khó tự lo thân."
Ngọc Long đạp gả hầu cận một cước, quát lên
"Ta còn sống được bao lâu nữa đâu, lo nhiều thế làm gì? Bảo ngươi đi thì cứ đi đi."
Gả hầu biết lão đã nổi nóng, bèn co giò bỏ đi ngay.
Lão ăn xin sau khi rời khỏi phủ thì cởi bỏ lớp mặt nạ nhăn nhúm trên mặt, hiện ra một gương mặt khác.
Là Văn Sinh. Y thong dong đi giữa những con phố sầm uất nhất, mặc cho người của phủ tể tướng đang truy tìm gắt gao,
Sau khi trở về phủ thượng thư, y đi thẳng vào phòng sách tìm Thanh Nguyên. Lúc y vào phòng, đã nghe tiếng Bùi Tuấn
"Cả đại phu và thái y đều chưa kịp khai chúng ta ra thì đã bị lão chém chết tươi. Chỉ có thái y trưởng là được toàn mạng."
Thanh Nguyên đặt quyển sách xuống, thở dài bảo
"Chôn cất họ tử tế rồi bồi thường một khoản tiền cho gia quyến của họ. Đám người có quyền này thật là xem mạng người như cỏ rác mà."
Nói xong, mắt thấy Văn Sinh đi vào, cô liền hỏi ngay
"Thế nào rồi? Lão có mắc bẫy không?"
Văn Sinh khẽ vuốt vuốt tay áo, bảo\
"Cá đã cắn câu rồi. Lão vừa nghe xong câu Tăng Sâm giết người bèn hiểu ngay ý của cô. Lúc nãy trên đường về, tôi thấy tên hầu cận tâm phúc của lão đang chạy về hướng Tây, hướng đấy có chùa của Trí Khổng đại sư."
Thanh Nguyên thích thú cười bảo
"Lão già này cũng xem như thông minh. Phần của chúng ta đã xong, bây giờ thì chỉ cần ngồi yên gặt quả ngon."
Lương Quan đứng một góc phòng, thấy mọi người đều tỏ vẻ tường tận, bèn thật thà ngây ngốc hỏi
"Nhưng nhỡ Hiền phi không sanh được hoàng tử thì thế nào? Hơn nữa, làm sao cô biết lão ấy sẽ vời thêm vài thái y nữa?"
Thanh Nguyên nghe xong bèn cầm quyển sách gõ vào đầu hắn một cái, bảo
"Ngốc quá, nếu Hiền phi không sanh được hoàng tử thì Tông đế tự biết biến nó thành hoàng tử. Lão già ấy xuất thân từ rừng núi, vốn đang khỏe mạnh, nay đột nhiên lại có người bảo rằng lão sắp bệnh chết, sao có thể dễ dàng chấp nhận được.
Tất nhiên, lão phải vời thật nhiều danh y đến xem bệnh rồi. Có biết ngoài câu Tăng Sâm giết người, còn một câu nữa là Tam nhân thành hổ (ba người nói có hổ thì cuối cùng sẽ có hổ thật) khộng? Bây giờ có thể đổi thành tam danh y thành bệnh rổi."
Nói đến đấy, cô bèn đứng thẳng người dậy, nói
"Bên ngoài dân chúng hẳn đang rất hoảng loạn, giá lương thực sẽ tăng cao, còn giá nhà cửa ruộng vườn sẽ giảm mạnh. Lương Quan, tới Thúy lâu, tiền trang rút hết ngân phiếu.ra, thời gian tới, hễ chỗ nào có bán dất bán nhà thì đều mua vào hết."
Lương Quan gật đầu tuân lệnh đi ngay,.
Hai hôm sau. Tông đế, hoàng hậu củng Hiền phi cùng đến chùa dâng hương cầu quốc tái dân an. Trí Khổng đại sư vừa nhìn thấy long thai của Hiền phi bèn quỳ xuống vái chào ba cái rồi liên tục lặp lại ba lần
"Quân lâm thiên hạ.
Quân lâm thiên hạ.
Quân lâm thiên hạ.
Giặc Xuân tất bại."
Tông đế cực kì vui mừng, cho rằng đây là điềm lành, bèn nhanh chóng bố cáo thiên hạ.
Trí Khổng đại sư là bậc chân nhân đắc đạo, mỗi lời nói của ông ấy đều được dân chúng tin tưởng. Một đồn mười, mười đồn trăm, cộng thêm lời thêu dệt do Tông đế tung ra, thế là cả kinh thành đều vững tin sẽ chống lại được giặc Xuân.
Cả thiên hạ đều đổ dồn mắt theo dõi từng bước trưởng thành của tiểu hoàng tử được trời chỉ định thành vương này, Cho dù Bình vương có muốn nổi sát tâm cũng phải e dè, suy tình kĩ càng.
Còn vài ngày nữa mới lâm bồn, nhưng Tông đế đã túc trực trong cung của Hiền phi suốt. Y còn ra lệnh bắt tất cả các cung nhân phải đến chùa Vĩnh An ăn chạy niệm kinh cầu phúc cho tiểu hoàng tử.
Ngay cả hai giai nhân mới được nạp vào cung cũng không chiếm được một ánh mắt nào của y.
Các giai thoại như Tông đế sợ Hiền phi lạnh nên đã dùng hết lông thú trong cung, dệt thành một tấm giường nguy nga sưởi ấm giai nhân. Rồi Tông đế bắt các thái y vào ở trong một cung điện nhỏ kế điện Hiền phi để tiện chăm sóc., được truyền tụng khắp dân gian.
Có cậu ân sủng ba nghìn tụ tại một thân cũng không ngoa. Tuy nhiên, câu chuyện khuê phòng thơ mộng này chỉ là khởi đầu của một loạt các âm mưu được sắp xếp sẵn.
*Chú thích : Câu chuyện “Tam Nhân Thành Hổ” và "Tăng Sâm giết người"
Nếu lời nói dối hoặc tin đồn bị người ta truyền bá nhiều lần, thì nhân dân bình thường rất có thể coi những sự việc vốn không tồn tại hoặc không chân thật đó là tồn tại và có thật. Trong văn hóa Trung Quốc có một câu chuyện “Tam nhân thành hổ” chính là nói về việc như thế.
Thời Chiến Quốc Trung Quốc thế kỷ 5 trước công nguyên, cùng lúc tồn tại nhiều nước nhỏ. Giữa các nước này thường xẩy ra chiến tranh bởi tranh chấp lãnh thổ, nên xã hội bấp bênh. Cũng chính vì vậy, nhà sử học đời sau mới gọi thời kỳ lịch sử này là “thời đại chiến quốc”.
Lúc đó, nước Ngụy và nước Triệu lân cận ký hiệp ước hữu nghị. Để khiến hiệp ước có hiệu quả hơn, hai nước quyết định đổi con tin với nhau để bảo đảm. Cho nên, nhà vua nước Ngụy đưa con trai của mình đến thủ đô Hàn Đan nước Triệu làm con tin. Nhằm bảo đảm an toàn của con trai, nhà vua nước Ngụy quyết định cử đại thần Bàng Thông tiễn con trai mình đến nước Triệu.
Bàng Thông là một đại thần rất có tài năng của nước Ngụy, trong triều đình có một số quan chức chống ông, cho nên ông lo có người sẽ thừa cơ hãm hại mình sau khi mình rời khỏi nhà vua nước Ngụy. Cho nên, trước khi khởi hành, ông nói với nhà vua nước Ngụy rằng: “Thưa bệ hạ, nếu một người nói trên phố có một con hổ, bệ hạ có tin không?”
Nhà vua nước Ngụy trả lời: “Ta không tin. Con hổ đâu có thể chạy đến phố?”
Bàng Thông tiếp tục hỏi: “Thưa bệ hạ, nếu có hai người đều nói với bệ hạ rằng, trên phố có một con hổ, thì bệ hạ có tin không?”
Nhà vua nước Ngụy trả lời: “Nếu có hai người đều nói như vậy, thì ta nửa tin nửa ngờ.”
Bàng Thông lại hỏi: “Thưa bệ hạ, nếu có ba người đều bảo bệ hạ, trên phố có một con hổ, thì bệ hạ có tin không?”
Nhà vua nước Ngụy trả lời một cách do dự rằng: “Nếu mọi người đều nói như vậy, thì ta đành phải tin.”
Nghe nhà vua nước Ngụy trả lời như trên, Bàng Thông ngày càng lo lắng. Bàng Thông thở dài một cái và nói: “Thưa bệ hạ, bệ hạ nghĩ, con hổ đâu có thể chạy đến phố, đây là sự việc ai ai cũng biết. Nhưng vì có ba người nói như thế, thì tin đồn trên phố có con hổ trở thành việc thật. Khoảng cách giữa Hàn Đan và kinh đô Đại Lương nước Ngụy chúng ta xa hơn nhiều so với khoảng cách giữa vương cung và phố sá, hơn nữa rất có thể không chỉ có 3 người nói xấu thần sau lưng thần.”
Nhà vua nước Ngụy nghe hiểu ý của Bàng Thông, gật đầu nói: “Ý của nhà ngươi ta đã biết, nhà ngươi cứ yên tâm mà đi!”
Bàng Thông đi cùng con trai của nhà vua nước Ngụy đến Hàn Đan.
Bàng Thông rời khỏi chưa lâu, quả thật có nhiều người nói xấu Bàng Thông với nhà vua nước Ngụy. Ban đầu, nhà vua nước Ngụy luôn biện bạch cho Bàng Thông, nêu rõ ông là một đại thần có tài năng và trung thực. Điều không may là, khi đối thủ của Bàng Thông ba lần bẩy lượt nói xấu Bàng Thông với nhà vua nước Ngụy, nhà vua nước Ngụy đã tin lời nói của họ. Từ đó, sau khi Bàng Thông từ nước Triệu trở về nước Ngụy, nhà vua nước Ngụy luôn không cho phép Bàng Thông đến gặp mình.
Còn có một câu chuyện tương đồng với câu chuyện này. Tăng Sâm, học giả nổi tiếng thời chiến quốc, không có chút khuyết điểm nhỏ về mặt đạo đức. Một lần, Tăng Sâm có việc ra ngoài chưa về, vừa vặn có một người cùng tên Tăng Sâm bị bắt bởi tội giết người, láng giềng của Tăng Sâm bèn báo tin cho mẹ của Tăng Sâm rằng: “Tăng Sâm bị bắt bởi giết người.” Mẹ của Tăng Sâm rất hiểu biết con mình, tin chắc rằng Tăng Sâm không thể là kẻ giết người, cho nên tiếp tục dệt vải. Một lát sau, một người khác nói với mẹ của Tăng Sâm rằng: “Tăng Sâm giết người.” Mẹ của Tăng Sâm bắt đầu nghi ngờ, nhưng vẫn không tin con mình giết người. Lát nữa, người thứ 3 nói với mẹ của Tăng Sâm rằng: “Tăng Sâm giết người.” Mẹ của Tăng Sâm bị lung lay triệt để, bỏ công việc mình đang làm và chạy trốn.
Hiện nay, thành ngữ “Tam nhân thành hổ” hoặc “Tăng Sâm giết người” chỉ lưỡi mềm độc quá đuôi ong hoặc sức mạnh của dư luận.