Cuộc Sống Tuổi Học Trò

Chương 15: Giờ Học Môn Xã Hội




Tác giả: Minh Dạ

Môn xã hội bao gồm những môn: Văn, Sử, Địa, Giáo Dục Công Dân, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga,...!và nhiều các môn ngoại ngữ khác.

Và đối với tôi, những môn học này chính là những liều thuốc ngủ đưa tôi vào giấc mộng ngàn thu.

Lời cô giáo giảng bài như những lời ru êm ái đưa tôi đến giấc mộng ngọt ngào.

Và bất tri bất giác, hai mặt của tôi nặng nề cụp xuống, đầu gục xuống bàn, tiến vào giấc mộng đẹp.

Thầy giáo dạy sử đang chăm chú giảng bài, khi thầy viết xong dòng chữ cuối cùng trên bảng, bỗng nhiên thầy quay xuống, ném cục phấn vào đầu tôi.

Tôi giật mình tỉnh giấc, đang định chửi cái tên mất dạy nào dám phá hoại mộng đẹp của tôi thì bị ánh mắt sắc bén chứa đầy gai nhọn của thầy Lịch sử quét đến làm tôi câm nín mồm lại luôn.

Thầy nhìn chằm chằm tôi, như muốn nhìn ra vàng hay kim cương trên người tôi vậy.

Sau đó, tôi nghe thấy giọng nói thâm trầm của thầy: "Đây là ở nhà hay ở trường?"

Tôi: "Dạ, ở trường ạ!" Ngoài miệng thì nói vậy, chứ trong đầu tôi thầm nghĩ, mẹ nó, sao xui thế chứ, nằm ngủ một chút cũng chẳng được! Đúng là lỗi khổ khi ngồi bàn đầu!

Thầy giáo lại nói: "Thế sao lại nằm ngủ?" Lần này, giọng nói của thầy cao hơn vừa nãy, có thể đoán được tâm trạng hiện giờ của thầy giống hệt như núi lửa sắp phun trào vậy.

Đáng sợ thật! Nhưng bản thân tôi là một người có chính kiến, cho nên tôi quyết định dùng lý lẽ rèn luyện được suốt 15 năm cuộc đời ra để biện hộ cho sự chính nghĩa của tôi: "Nhưng trường học là ngôi nhà thứ hai của học sinh mà thầy!"

"Vì thế nên cậu coi đây là nhà cậu luôn à? Học cấp 3 rồi mà không có tí kỉ luật nào! Đi ra đứng xó! Lớp trưởng đâu, mang sổ đầu bài lên đây!" Thầy giáo tức giận, gân xanh trên trán nổi lên, nắm tay run run như đang kiềm chế để không đập cái bàn.

Đám con trai bên kia thì cười trên nỗi đau của tôi, mặt mày cợt nhả cười nói: "Mày chết rồi con trai ạ, thầy cho mày đăng nhập vào sổ đầu bài rồi!"

Thằng A: "Mày chết, về tao bảo mẹ mày!"

Thằng D: "Ngồi sổ đầu bài vui không? Dễ ngồi không? Ngu thì chết đấy con trai!"

Tôi nhìn chúng nó bằng ánh mắt hình viên đạn, trong đó còn gửi kèm theo hàm ý: Chốc về gặp nhau ở cổng trường.

Sau đó, bầu không khí trong lớp nghiêm túc hẳn.

Vì có tôi làm gương lên cả đám trong lớp không còn đùa nghịch như vừa nãy nữa.

Thầy giáo vừa viết bài vừa nói: "Các em bây giờ đúng là lãng phí thanh xuân, tuổi học trò là thời gian đẹp nhất, các em nên biết trân trọng khoảng thời gian khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Các em phải học tập, phải rèn luyện để sau này có ra ngoài xã hội, các em mới có thể đối đầu được với thử thách khó khăn."

Dừng lại một chút, thầy nhìn cả lớp, tiếp tục nói: "Có thể bây giờ đối với các em những bài kiểm tra, những áp lực từ học hành, những kì vọng từ thầy cô và gia đình khiến các em thấy mệt mỏi, áp lực, thấy khó khăn và dễ bị nản lòng, nhưng trong tương lai, khi ra khỏi mái trường này, các em phải đối mặt với vô vàn những khó khăn khác nhau."

Lúc này đây, cả lớp hoàn toàn im lặng.

Có lẽ mọi người trong lớp đang suy nghĩ lại những gì thầy nói, và bản thân tôi cũng vậy.

Tôi nghĩ bản thân mình đúng là hay mải chơi, cũng không hay chú tâm vào bài, nhưng dù sao tương lai như thế nào thì hiện tại tôi vẫn chưa biết.

Bây giờ, tôi chỉ cần làm tròn nghĩa vụ của bản thân mình là được rồi.

Thầy giáo thở dài một tiếng, đi lên bục giảng, tiếp tục giảng bài: "Thôi, chúng ta tiếp tục vào bài học.

Cậu kia đi về chỗ học bài, lần sau không được tái phạm nữa."

"Vâng, lần sau em sẽ không tái phạm nữa!" Tôi cúi mặt xuống, trong đầu suy nghĩ miên man, may mà thầy dễ tính, nếu không thì bị báo cáo cho phụ huynh rồi.

...

Thầy tiếp tục giảng bài: "Giai cấp là gì? Và học sinh chúng ta thuộc giai cấp nào?"

Đám bên trái: "Có phải thuộc giai cấp tri thức không thầy?"

Đám bên phải: "Giai cấp vô sản hả thầy?"

Thầy giáo chậm rãi nói: "Học sinh chúng ta thuộc giai cấp tiểu tư sản.

Và chúng ta có thể chuyển đổi từ giai cấp này sang giai cấp khác."

Thằng A: "Chuyển đổi như nào hả thầy?"

Thầy giáo: "Đơn giản! Nếu em muốn chuyển thì bây giờ các em chăm chỉ học tập, sau này các em sẽ được làm chủ tịch, giám đốc."

Thằng B: "Nếu không chăm chỉ thì sao ạ?"

Thầy giáo vẻ mặt cao thâm khó lường: "Thì lúc đó về nhà bảo bố mẹ đầu tư cho mấy con bò, thế là được chuyển sang giai cấp nông dân!"

Tôi thầm cảm thán trong lòng, thầy quả là một nhân tài, vậy mà biết cách chuyển giai cấp đơn giản như vậy.

Nếu vậy thì có phải thầy sẽ giải đáp được vấn đề mà tôi ấp ủ bao lâu nay không?

"Nếu không muốn làm gì cả thì làm sao để chuyển giai cấp hả thầy?" Với sự tin tưởng của tôi dành cho thầy, tôi chắc chắn rằng thầy sẽ trả lời được.

Quả nhiên, đúng như lời tôi nói, thầy giáo có biện pháp.

Thế nhưng, biện pháp của thầy khiến tôi cảm thấy như đang bị sa mạc lời.

Thầy nói:

"Cậu nghỉ học, về bảo bố mẹ làm cho cái đại học trăm mâm, ở nhà làm giai cấp vô sản, thế là xong, chẳng cần phải làm gì cả!"

Thầy nói thế ai chẳng làm được!

Đám bạn: "Hahahaha, người anh em, khi nào đỗ đại học trăm mâm nhớ mời anh em đến ăn mừng với!"

Tôi: "..." Anh em kiểu thế đấy!

_________________________

Hoàn chương 15

17/04/2022.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.