Cuộc Sống Làm Nông Của Tống Đàm

Chương 138: Con át chủ bài cuối cùng.




(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq"); Tống Đàm thật biết cách ăn nói!

Cô hai ngồi một bên, nhìn cháu gái mà ngạc nhiên thốt lên: "Sớm biết cháu có tài này, cô cần gì phải chạy đi chạy lại bao lần như thế?"

Những gì Tống Đàm nói ra đều có đầu có đuôi, rành mạch hơn cả những gì bà có thể nghĩ ra.

Với Tống Đàm, lá trà đã mang đến rồi, chẳng lẽ lại để công cốc mà về?

Càng nói, cô càng tràn đầy khí thế:

"Hơn nữa, quê nhà vẫn ở đó, nếu cháu làm không tốt, ông bà chỉ việc gói ghém đồ đạc, lại về thành phố sống, cũng chẳng ảnh hưởng gì."

"Hoặc giả như ông muốn nói một tiếng với người trong làng, ông là bậc trưởng bối, cháu là lớp trẻ, chỉ cần lên tiếng là cháu phải nể mặt mà xem xét kỹ lưỡng rồi, phải không ạ?"

Mềm có, cứng có, đủ cả!

Ông chú Bảy chỉ biết im lặng.

Dẫu ông không nói, nhưng bà thím Bảy thì đã d.a.o động rồi. Bà không nói rằng ở thành phố không ở nổi, nhưng mà, những bà cụ gần đây hoặc là chăm cháu nội cháu ngoại, hoặc là tham gia đội múa.

Còn bà, vừa chẳng có cháu để bồng bế, lại chẳng có con cái bên cạnh, cũng không thích những chỗ đông người.

Ngày ngày, ngoài việc ở nhà nghe kinh kịch hoặc đi loanh quanh, bà thực sự chẳng có chút niềm vui nào.

Còn truyền hình bây giờ thì quá phiền phức. Chỉ riêng bật máy lên đã mất vài phút, bật xong rồi thì cũng không biết bấm sao, phát kênh nào thì còn phải xem may mắn đến đâu…

Bà thím bảy không nói ra, nhưng trong lòng ngày càng buồn bực.

Bị cô hai của Tống Đàm "thao túng" mấy ngày nay, bà đã muốn xách cuốc về quê, dù chỉ để cuốc hai luống rau cũng thấy thú vị hơn là cứ quanh quẩn trong bốn bức tường này!

Sự d.a.o động của bà rõ ràng đến mức ngay cả ông chú Bảy vốn cứng rắn cũng đã gần như lung lay.

Tống Đàm mỉm cười hài lòng, cảm thấy lần này coi như chắc chắn rồi.

Tất nhiên, con át chủ bài đã mang đến, thì vẫn phải thể hiện cho đủ:

"Ông chú, ông cũng đừng lo về quê làm nông, thu nhập không ổn định. Cháu nói thật, cháu không nhắm vào nhà cửa của ông, cháu thật lòng mà!"

"Kiều Kiều, pha trà cho ông chú, pha nước mật ong cho bà thím đi!"

Kiều Kiều vốn đã quen thuộc với việc này!

Cậu đặt hộp giấy sang một bên, ngoan ngoãn xách túi vào bếp. Tuy nơi này có chút lạ lẫm, nhưng việc nấu trà, pha nước dù sao cũng là công việc thú vị, giống như đang khám phá thế giới mới.

Hành động của cậu tuy hơi vụng về, nhưng trông chẳng có vẻ gì là khách sáo.

Nhìn vẻ mặt đắc ý của Tống Đàm, ông chú Bảy chợt nhớ ra:

"Hôm qua, hoa sồi đó là ở trên núi nhà cháu mọc hả?"

Tống Đàm nhướng mày, sau đó hơi cau mày:

"Ôi trời, ông ăn rồi sao? Thật ra hoa sồi đó cũng không tốt lắm, làm sao so được với rau củ chính quy được chăm sóc trong vườn, ăn chẳng qua để đổi vị thôi ạ."

Cách nói kiểu "khiêm tốn kiểu Versailles" như thế, cô hai lập tức không đồng tình:

"Nói bậy! Đàm Đàm, cháu không ăn nên không biết, hoa sồi đó vừa thanh, vừa ngọt lại thơm. Tối qua cô làm bánh hoa sồi, cháu biết anh cháu ăn bao nhiêu cái không?"

Bà giơ ra một con số, mặt mày đầy biểu cảm:

"Bảy cái!"

Nửa đêm cả nhà còn phải lục lọi tìm thuốc tiêu hoá nữa kìa.

Hoa sồi ngon như vậy, cô hai kiên quyết không cho phép ai nói xấu.

Sau đó, bà không quên "khoe" thêm với ông chú Bảy:

"Chú họ, đó đúng là tấm lòng của con bé. Đồ tốt nhất đều mang tới biếu chú đấy! Cả chị dâu cháu cũng về quê rồi, hoa sồi này chỉ hái được một ít để ăn thử thôi, chưa bằng một nửa chỗ chú đâu!"

Nói rồi, bà còn tỏ vẻ oan ức:

"Vậy mà chú còn bảo cháu keo kiệt, cháu keo kiệt chỗ nào chứ?"

Ông chú Bảy liếc bà một cái, thầm nghĩ: Cô còn không keo kiệt? Hoa sồi mà phải mua bằng tiền, cô liệu có mang tới đây không?

Nhưng…

Phải công nhận, chất lượng hoa sồi này đúng là rất tốt.

Hôm qua, bọn họ nói chuyện đến tận nửa đêm, cuối cùng không nhịn được lại làm thêm bữa khuya với món trứng hấp hoa sồi. Ăn xong mà cảm giác thoả mãn vô cùng, đến lúc đi ngủ còn thấy dạ dày như được xoa dịu.

Bà thím Bảy còn thì thầm với ông chú Bảy:

"Chúng ta rời quê đã lâu quá rồi sao? Sao hồi ở làng không thấy thứ này ngon như vậy nhỉ?"

Sáng nay ăn nốt phần hoa sồi xào cay còn lại với cháo kê, bà thím Bảy mới nhận ra sự khác biệt về chất lượng.

Giờ đây, nhìn Kiều Kiều đang loay hoay trong bếp, lại nghe Tống Đàm nói dứt khoát rằng mình không cần ngôi nhà này, trong lòng hai vợ chồng dâng lên sự kỳ vọng, sống lưng tự dưng cũng thẳng hơn hẳn.

Rất nhanh, Kiều Kiều đã bước ra.

Ngô Lan dạy dỗ con rất tốt. Dù lần đầu vào bếp của người lạ, nhưng cậu chỉ tìm đúng ấm nước mà mình cần, chứ không sờ mó lung tung làm phiền người khác.

Ông chú Bảy sắp xếp gian bếp rất ngăn nắp. Mấy cái cốc thuỷ tinh đều được úp gọn trên giá để ráo nước. Kiều Kiều rửa qua loa rồi lấy ngay để dùng.

Mất bao công sức mới pha được một ly nước mật ong ấm và một ly trà nóng hổi, cử chỉ từng chút đều cẩn thận, không hề tỏ ra khó chịu.

Bà thím Bảy cười đến không khép được miệng: "Thằng nhỏ có hơi chậm, nhưng thật thà lại kiên nhẫn! Chỉ riêng điều này đã bù được quá nửa thiếu sót rồi."

Nước nóng chầm chậm hoà tan, hương trà thanh mát đặc trưng và vị ngọt dịu của mật ong quyện vào nhau, không hề xung đột, trái lại càng khiến người ta mong đợi.

Ông chú Bảy cả đời đắm mình trong bếp núc, đồ ngon hay không chỉ nhìn cách ông bất giác đứng bật dậy là biết ngay!

Chưa đợi Kiều Kiều bước tới, ông đã nhanh chân đi đến, cầm cả hai ly nước trên tay.

Hương thơm ngào ngạt lan toả từ đầu đến chân, ngay cả cô hai cũng không nhịn được mà say mê, hít sâu một hơi.

"Trời ơi, thứ này chắc đáng giá lắm đây!"

Cô nhìn Tống Hồng Mai mà cảm thán.

Ông chú Bảy âm thầm nghĩ: Đồ tốt rơi vào tay cô ta đúng là ngọc quý ném cho heo! Loại chất lượng thế này, sao có thể nói chuyện bằng tiền được? Có tiền cũng chưa chắc mua nổi mà!

Tống Đàm cũng nhỏ giọng nói với cô hai:

"Cô hai, lần này đi vội quá. Lần sau đến thành phố, cháu mang một ít cho cô nếm thử."

Đúng là gấp gáp quá, chẳng lo được chu toàn.

Cô hai xua tay liên tục:

"Cô không cần, Cô không cần đâu! Đồ ngon thế nào cũng chẳng thực tế bằng tiền cả. Đàm Đàm à, có rảnh thì đừng mang rau tới cho cô nữa. Đồ đó ngon quá, làm cô tốn thêm tiền ăn tháng này, còn phải lên kế hoạch lại."

"Thật sự, nếu cháu có lòng, mười năm hay tám năm nữa, khi cô già rồi, nhớ tới thăm cô thì cứ lén nhét cho cô hai trăm đồng là được rồi."

Cô hai tính toán rõ ràng: Mười năm tám năm nữa, mình già rồi, không kiếm được tiền nữa, thì tiền là chỗ dựa.

Còn tại sao phải lén đưa? Vì đưa công khai thì sau này con trai bà phải trả lễ! Lén lút mới hay, không ràng buộc gì, chỉ là cháu gái hiếu thảo với cô thôi.

Cô nói nghiêm túc, thật lòng là nghĩ như vậy.

Tống Đàm chỉ biết câm nín.

Nói thật, ở tu tiên giới bao năm, cô chưa từng gặp ai như cô hai, đủ biết đây là “hàng hiếm” nhân gian.

Nhưng lúc này, cô vẫn nghiêm túc gật đầu:

"Cô hai, cô cứ yên tâm, cháu hứa sẽ làm được!"

Mỗi người đều có suy nghĩ của riêng mình.

Với cô hai, cháu gái đáng tin cậy thế này, đã hứa thì sau này mình sẽ có thêm một khoản tiền.

Không quan trọng là hai trăm, ba trăm hay năm trăm, chỉ cần vậy là đủ vui, đủ thoả mãn rồi.

Bà lại hít sâu thêm một hơi:

"Ôi chao, thơm quá!"

(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq");


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.