Một năm sau. Năm Thiên Hòa thứ 79
-Có chuyện gì sao?
-Hả...à..không có!
Trời trong xanh, gió thu thổi đìu hiu, nắng nhẹ vô cùng dễ chịu, lúc này tân hoàng Huyền Phong quốc _Huyền Tử Mặc đang cùng hoàng muội của mình Bát công chúa Huyền Minh Lam Nguyệt thưởng trà ngắm hoa. Đây là thói quen hàng ngày của hoàng đế, mỗi ngày đều đến tìm bát công chúa để bồi nàng. Bất cứ việc gì từ xếp giấy, thưởng trà, ngắm hoa hay đọc sách vẽ tranh.
Hôm nay khí trời mát mẻ nên Lam Nguyệt mới muốn tới Ngự hoa viên thay đổi không khí một chút. Nàng thường xuyên nhốt mình bên trong Nguyệt Liên cung nên cũng cảm thấy ngột ngạt. Nào ngờ ngồi chưa đến một khắc đã thấy người chạy đến.
-Hừm...
Lam Nguyệt chỉ đáp lại như vậy, nhấp một ngụm trà rồi lại tiếp tục nhìn ra phía bên ngoài đình ngắm hoa. Hoa nở rực rỡ, thỉnh thoảng có bướm lượn vờn quanh. Hoa trong Ngự hoa viên mỗi ngọn cây nhành cỏ đều được chăm sóc cẩn thận. Cứ mỗi lần khi chuyển mùa là toàn bộ hoa đều bị thay thế, để đảm bảo rằng Ngự hoa viên trăm hoa đua nở quanh năm. Nhưng thật ra vì biết Lam Nguyệt thích thưởng hoa nên Huyền Tử Mặc luôn chuẩn bị sẵn bất cứ lúc nào cũng có hoa cho nàng ngắm.
Thời gian thấm thoát trôi qua, vút cái đã một năm có lẽ nàng nên tóm tắt những gì xảy ra sau ngày ở đại điện đó. Sau khi ngất đi Lam Nguyệt được đưa về Nguyệt Liên cung, hóa ra do vừa tỉnh lại nàng đã dùng hết sức lực ít ỏi có trong người nên mới như vậy. Tiểu Mai sau khi nàng tỉnh kể lại rằng toàn bộ ngự y đều được gọi đến, hoàng thượng tức giận nói nếu nàng không tỉnh lại vào ngày mai sẽ cho chém đầu tất cả. May mắn Lam Nguyệt chỉ ngủ một mạch đến sáng ngày hôm sau là tỉnh nên cứu được không ít mạng người. Hèn gì khi nàng vừa tỉnh đám thái y đó bỗng nhìn nàng với ánh mắt như đấng cứu thế.
Phải chịu quốc tang ba tháng vì phụ hoàng băng hà nên ba tháng sau Huyền Tử Mặc mới đăng cơ chính thức lên ngôi, lấy tên hiệu là Thiên Quân hoàng đế. Bởi chuyện xảy ra ngày hôm đó ở điện Chính Hòa đã truyền ra dân gian, dân chúng ai nấy đều xôn xao. Chính vì thế hắn mới lấy luôn tên này nghĩa là vị vua do trời định tạo uy danh cho mình.
Mà thật ra hắn cũng chẳng cần cái tên đó để lấy uy bởi sau khi lên ngôi những gì hắn làm cũng đủ vang danh sử sách rồi. Khác với Quang Minh hoàng đế thì Thiên Quân hoàng đế gần như không biết bao dung là cái gì. Bất kể tội lớn tội nhỏ, địa vị cao sang thấp kém hay quan lại quyền quý chỉ cần là tội đều nghiêm trị không tha. Đủ loại tư hình như lăng trì, chém đều, đóng dấu sắt nung đỏ, bỏ vào lồng gai,.......Đối với quan lại trong triều huyền Tử Mặc còn đặc biệt thành lập Huyền Vệ quân. Nhiệm vụ của nó giống như ám vệ nhưng để giám sát tất cả quan lại từ thấp tới cao. Phát hiện dù chỉ có hành vi gian dối hay dù chỉ mới là mưu đồ thôi cũng lập tức bắt về trị tội. Khỏi phải nói Lam Nguyệt nàng thừa biết đám người này từ Huyết sát mà ra, lấy cớ cho hắn cài mật thám. Tuy là tàn bạo nhưng đủ răn đe nên số lượng tội phạm giảm hơn hẳn. Thêm vào đó từ khi hắn lên ngôi nhờ vào những chính sách độc đáo kinh tế của Huyền Phong quốc đi lên nhanh chóng. Nhân dân không còn phải chịu cảnh đói rét lầm than. Quân đội cũng được chăm đầy đủ lo để đảm bảo trật tự cho đất nước. Chỉ qua một năm Huyền Phong quốc đã có thể trở thành cường quốc khiến những quốc gia khác phải e dè.
Vậy nên trong mắt bá tánh Huyền Tử Mặc vẫn chưa phải là bạo quân. Bọn họ đều sợ hắn nhưng đồng thời cũng rất ngưỡng mộ hắn, coi hắn như một vị vua anh minh, sáng suốt.
Chưa kể đến không biết vì đâu bức họa của hoàng đế bị truyền ra ngoài. Thiếu nữ trong kinh thành ai nấy đều ngây ngất trước vẻ yêu nghiệt của hắn. Dáng người cao ráo, mũi thanh thoát như trúc, mắt phượng hẹp dài, đôi môi mỏng quyến rũ. Vẻ đẹp của hắn đến nữ nhân còn tự ti không bằng. Với tài năng xuất chúng, dung mạo xuất sắc, địa vị cao quý. Thiên Quân hoàng đế Huyền Tử Mặc chính là mẫu phu quân trong mộng của mọi nữ nhân trên đời.
Lưu Sơn bị bắt giam vào đại lao, sau khi đại tang phụ hoàng thì bị lôi ra xử chém tru di cửu tộc. Trước khi chết hắn vẫn không ngừng nguyền rủa Lan thừa tướng, còn có Huyền Phong quốc. Hoàng đế tức giận nên riêng hắn để xử lăng trì khiến hắn chết từ từ trong đau đớn.
Trình Tuấn Kiệt thì sau khi được thăng làm quốc sư quyền bá thiên hạ. Được ban phủ đệ riêng. Vì nàng đã trưởng thành nên Liễu nương xuất cung ở cùng hắn ở Trình phủ mới. Tuấn Kiệt dù đã là quốc sư nhưng vẫn vấp phải rất nhiều dị nghị. Nhiều tin đồn không hay còn lan truyền trong dân gian. Một trong những số đó đồng thời chính là cái nàng thích nhất chính là việc quốc sư cùng hoàng đế có tư tình riêng. Thử nghĩ mà xem Trình đại nhân ngọc thụ lâm phong, hoàng thượng lại mặc kệ phản đối của triều thần cho hắn lên làm quốc sư. Thêm nữa hậu cung chống vắng hoàng thượng vẫn không chịu nạp thêm phi tần. Hai người sớm tối cùng nhau giải quyết chính sự không khỏi khiến người ta có suy nghĩ sai trái (mỗ tui: cái này không phải do tỷ mà thành sao?)
Nhị hoàng tử ngày hôm đó làm làm loạn, còn nhục mạ hoàng đế, Huyền Tử Mặc nhân chuyện này xử hắn bè cánh của hắn cùng đem lời cảnh cáo; tạm thời yên phận chấp nhận làm Thụy vương gia, được hoàng đế ngự ban phủ đệ riêng ngay tại kinh thành. Tuy nhiên không biết vì lý do gì chức Hộ bộ thượng thư Huyền Tử Mặc vẫn để cho phụ thân của Đức phi, bây giờ là Thái phi nắm giữ. Trình Viễn Đông vì chuyện này cũng bị giáng chức đi làm quan châu huyện xa xôi nơi biên cương. Vậy nên bây giờ ở kinh thành nhắc đến Trình phủ chỉ nhớ tới biệt phủ riêng của Trình Tuấn Kiệt.
Như mục đích ban đầu của Huyền Tử Mặc, Trình Tuấn Kiệt cùng Lan thừa tướng luôn đấu tranh gay gắt. Còn hoàng đế chỉ cần nhàn nhã ngồi phía trên chờ bọn họ đấu đá nhau xong. Lan thừa tướng cũng vì thất bại lần trước nên vẫn án binh bất động, như vậy là nàng được bình yên khoảng 1 năm cho tới bây giờ. Còn Lan quý phi, vì mẫu hậu nàng đã mất nên nàng ta trở thành thái hậu. Thừa tướng im hơi nên nàng ta cũng chẳng dám làm gì, thỉnh thoảng làm mấy hành động để thiên hạ còn biết còn có một Thái hậu đang sống.
Còn nàng, trước kia đã nổi tiếng thì nay lại càng nổi tiếng hơn. Ai cũng tưởng rằng tiên hoàng băng hà thì thời kì sủng ái của nàng sẽ kết thúc. Chính vì điều này mà Ngũ công chúa Huyền Hoàn Chân thỉnh thoảng lại kiếm nàng "bầu bạn". Lam nguyệt đối với chuyện này cũng chẳng cảm thấy gì. Bởi đã từng nói rồi, nàng gần như không có cảm xúc, người ta đối xử tốt với nàng cũng được, tệ bạc với nàng cũng chẳng sao. Nàng căn bản không để ý mấy điều đó nhưng vẫn có người thì để ý. Kết quả mấy ngày sau Hoàn Chân công chúa bị cấm túc 3 tháng trong cung. Nàng vẫn còn nhớ ánh mắt nàng ta oán hận nhìn nàng sau khi thời hạn phạt kết thúc. Lam Nguyệt không những không bị thất thế mà độ sủng ái được tăng lên.
Chỉ cần là nàng vô tình nói Huyền Tử Mặc cũng liền cho người đi kiếm bằng được về cho nàng. Kì chân dị bảo quý hiếm được tiến cống chỉ cần nàng có chút hứng thú đều được đem hết Nguyệt Liên cung. Mùa đông lạnh nàng ngại mỗi lần đi tắm hắn cũng liền cho người xây nguyên một liên trì cho nàng. Thợ xây phải mất ròng 6 tháng trời làm việc không ngừng nghỉ để có thể xây được bể tắm dẫn nguyên mạch nước nóng từ trên núi lửa về. Mùa hè nóng bức hắn cũng cho nhân đem băng tảng ngàn năm để làm mát cho nàng. Thậm chí nàng không muốn đến Từ Ninh cung nơi vốn thuộc về mẫu hậu nay lại là của Lan quý phi Huyền Tử Mặc cũng ra khẩu dụ cho phép nàng không cần phải tới thỉnh an nếu không muốn. Tin đồn lan xa không một ai ở Huyền Phong quốc không biết. Uy tín như vậy nên trong cung ai cũng e sợ nàng hơn, cung nhân ai nấy cũng đều ngần ngại hầu hạ nàng. Không phải nàng đối xử tệ bạc với bọn họ mà là vì chỉ cần sơ sót dù chỉ một chút để hoàng thượng nhất định sẽ trừng phạt bọn họ. Lam Nguyệt đành phải bất lực không muốn dùng cách này nhưng đã phải cảnh cáo hắn rằng nếu đụng vào dù chỉ là một sợi tóc cung nhân Nguyệt Liên cung nếu chưa có sự cho phép của nàng thì hắn đừng mong bước vào cung điện của nàng dù chỉ nửa bước. Qủa nhiên sau đó cũng có tác dụng, ít nhất nàng cũng dễ thở hơn, nhưng bù lại ngày nào hắn cũng tới làm phiền nàng.