Hôm ấy là cuối tuần, Vũ đi từ nơi làm việc trở về nhà. Tiết trời mùa đông, trời xẩm tối, những làn nước mưa nặng hạt thi nhau rơi xuống lòng đường. Dù đã mặc quần áo ấm và áo khoác đi mưa nhưng không hiểu sao nước mưa vẫn ngấm vào bên trong khiến Vũ cảm thấy lạnh. Anh cố đạp xe thật nhanh để về nhà, vì trời rét nên anh đói bụng quá. Khi đi qua ngã tư thị trấn, đèn đường đỏ lòm chiếu rọi vào hai người ở bên lề đường. Một người đàn ông và một người phụ nữ mang thai, người đàn ông thì nằm bất động. Còn người phụ nữ ngồi bên cạnh, ôm khư khư lấy ngực lấy đầu người đàn ông, khuôn mặt chị ta tiều tụy lộ rõ vẻ khắc khổ.
Nhưng tất cả điều đó không khiến cho Vũ chú ý. Mà cái anh quan tâm ở đây chính là tấm biển ghi dòng chữ nguệch ngoạc để bên cạnh, nhìn thoáng thôi cũng biết họ là những người dân lao động, ít được học hành, nét chữ xiêu vẹo chẳng giống ai:
BÁN THÂN LẤY TIỀN LÀM TANG CHO CHỒNG!
LÀM ƠN HÃY MUA TÔI ĐI.
TÔI CÓ THỂ LÀM VIỆC NHÀ, GIẶT GIŨ, NẤU CƠM, TÔI BIẾT THÊU THÙA, MAY VÁ...
HÃY MUA TÔI ĐI!!!
Đó là nội dung được ghi trên tấm bìa cát tông. Vũ chợt khựng xe lại, anh không đi tiếp được nữa, tự nhiên anh thấy bàng hoàng. Thì ra người đàn ông đang nằm kia đã chết rồi... anh thật không ngờ giữa cái chốn thị trấn đông đúc này vẫn còn những con người khốn khổ đến thế. Nhìn bộ quần áo họ đang mặc kìa, trời lạnh căm căm, họ ko mặc những chiếc áo len, áo khoác dày, mà đó chỉ là những chiếc áo vải chắp vá nhiều mảnh khác nhau... Người phụ nữ đang mang thai thân hình gầy gộc, chỉ có da bọc xương, cái bụng hơi nhô ra 1 tí. Vũ nhìn mà động lòng, anh thấy thương họ quá.
Chiều nay cơ quan anh vừa mới phát lương, Vũ đắn đo một hồi rồi dắt xe đạp đi đến chỗ hai người đang ở chỗ đó. Thấy Vũ đến gần, người phụ nữ mắt sáng lên như tìm kiếm được 1 tia hy vọng nào đó. Bởi chị ngồi đây cả buổi rồi không có lấy 1 người ghé qua và hỏi han... như vậy cũng có nghĩa là chồng chị sẽ lâu được chôn cất hơn nữa. Nhưng, chị lại ko dám nói gì khi thấy Vũ xuất hiện, chị cứ mở to mắt nhìn người đối diện. Vì chị sợ lắm, lòng dạ con người khó đoán, càng người lắm tiền thì càng không thể lường trước được. Như bà chủ trọ là một điển hình, thế nên chị e dè, sợ sệt. Thà ko cất lời còn hơn. Ngộ nhỡ người ta không chịu giúp mà còn quay ra mắng chửi thì mệt lắm.
Vũ nhìn biểu cảm khuôn mặt của người phụ nữ, ở chị ta có vẻ chất phác, thật thà, ko giống như là đang lừa đảo. Nghĩ 1 lát, anh nói:
Anh chị từ đâu đến đây?
Hoài thấy Vũ hỏi như vậy liền sợ sệt, chị tưởng anh sẽ đuổi chị đi, sợ anh ta là công an hay gì đó. Mà lúc này chị sao có thể đi được, sức chị có hạn, ngoài trời thì mưa rét, anh Trình thì... nghĩ vậy chị bèn nói:
Tôi xin anh!
Chúng tôi không phải là người xấu.
Chúng tôi ở nơi khác đến nhưng hoàn toàn làm ăn lương thiện.
Chồng tôi không may qua đời, tôi nghèo quá không có tiền làm ma cho chồng tôi. Chúng tôi ko phải người ở đây nên họ không cho chôn tại đất này. Chờ có người mua tôi, tôi lo làm tang cho chồng tôi sẽ đi ngay.
Hai tay chị ta chắp lại, ánh mắt khẩn khoản van xin.
Ấy. Ấy. Chị hiểu nhầm rồi.
Vũ vội giải thích.
Tôi không có ý đuổi anh chị đi. Tôi thấy hoàn cảnh của anh chị đáng thương quá nên tôi ghé hỏi thăm chút thôi.
Nói đoạn Vũ móc trong túi ra một chút tiền, số tiền đó anh ước lượng chắc chắn đủ để người phụ nữ kia lo ma chay cho chồng. Anh đưa đến trước mặt chị ta và nói:
Tôi không phải người giàu có gì, tôi không có nhiều tiền nhưng số tiền này chắc chắn đủ để làm ma chay cho anh nhà chị.
Tôi độc thân, nhà cửa không có nhiều việc nên không cần mua chị về làm gì cả.
Chị cứ cầm lấy số tiền này lo hậu sự cho anh nhà, sau đó về quê mà sinh sống. Không cần cám ơn tôi đâu.
Nhưng tôi không thể nhận tiền của anh như thế được. Nếu anh đã đồng ý giúp thì xin anh hãy thu nhận tôi về.
Tôi hứa làm việc nhà cho anh đầy đủ, chỉ mong anh cho mẹ con tôi có chỗ dừng chân.
Không cần. Chi về quê nhà rồi sinh con, nuôi nấng nó khôn lớn. Tôi làm ra tiền, số tiền này cũng không đáng là bao cả. Chị ko phải áy náy đâu.
Giúp người lúc khó khăn thôi mà.. chị cứ cầm lấy đi...
Không phải bỗng nhiên gặp đc người tốt thế này, Hoài thấy rất biết ơn, dù họ không thu nhận cô nhưng Cô vẫn van xin. Cô quỳ rạp xuống đất và nói:
Tôi xin anh. Tôi không có nhà cửa, tôi ko còn nơi nào để đi cả.
Chồng tôi không phải người ở đây nên tôi ko chôn cất chồng tôi được.
Nếu anh đã rủ lòng thương, xin anh giúp tôi với. Cho chồng tôi yên nghỉ.
Tôi chỉ cần ở dưới bếp hay 1 xó xỉnh nào đó trong nhà anh cũng được. Tôi sinh cháu xong, nếu anh đồng ý thì tôi sẽ đi.
Mong anh làm phước ạ.
Tôi thực sự ko còn biết đi đâu nữa...
Nước mắt Hoài giàn giụa đã làm cho Vũ cảm động. Nhìn cô khổ sở quá, giọng nói yếu ớt, khuôn mặt tiều tụy, anh đành gật đầu chấp nhận. Anh ko biết mình làm thế có đúng ko, nhưng các cụ vẫn bảo: cứu giúp một người còn hơn xây 7 tòa tháp. Huống chi nhìn hoàn cảnh họ đáng thương như vậy... anh thực sự không đành lòng.
Vũ đứng ra lo hậu sự cho Trình, chồng của Hoài, với danh nghĩa là người thân nên được chôn cất ở địa phương gần nơi Vũ sinh sống. Tuy nhiên ko tổ chức đám tang gì cả, chỉ mua quan tài và làm mấy thủ tục đơn giản rồi tiễn Trình về nơi chín suối. Nhưng như vậy với Hoài cũng là tốt lắm rồi, cô còn mong gì hơn nữa. Với cô, Vũ lúc này thực sự là bồ tát sống, bởi kiếm đâu ra một người lạ lại tốt bụng với cô như thế. Ngay cả khi biết cô mang theo mình một người chồng đã qua đời, Vũ cũng ko nề hà mà giúp đỡ. Đã vậy, Vũ cũng đồng ý cho cô về ở nhà mình. Ko yêu cầu làm việc gì quá đáng, chỉ cần nấu cơm giặt giũ và dọn dẹp nhà cửa thôi.
Vì anh thấy Hoài đang bụng mang dạ chửa, anh ko dám yêu cầu gì. Nhưng nếu ăn không ở không thì thật có lỗi với người ta nên Hoài vẫn làm mọi việc, chút việc nhẹ nhàng ấy với cô có thấm vào đâu chứ. Có chỗ nương thân cho hai mẹ con đã là quá hạnh phúc trong những ngày đông giá rét này rồi.
Thời gian thấm thoắt trôi qua, mùa đông qua, mùa xuân tới, tiết trời ấm áp hơn, cũng là lúc Hoài rục rịch chuẩn bị chào đón đứa con bé bỏng của mình. Đứa bé là giọt máu duy nhất của Trình và cô, là sự gắn kết cuối cùng mà anh để lại. Nhờ có đứa bé ấy mà cô mới đủ can đảm vượt qua những ngày đau buồn tưởng chừng như không sống nổi. Sống ở nhà Vũ, cơm ăn đủ no dần dần Hoài cũng có da thịt hơn trước, nhất là những ngày gần sinh, thân hình của cô càng nặng nề.
Vũ tốt bụng cho cô tiền đi bệnh viện thăm khám, lần đầu tiên từ lúc cô mang thai tới giờ mới biết đến khám thai là gì. Bác sĩ bảo tim thai rất tốt, em bé đạp khỏe làm cô mừng muốn rơi nước mắt. Về nhà Hoài mong ngóng từng ngày, từng ngày để được gặp con, mong con ra đời.
Ngày ấy cũng đến. Ngày Hoài trở dạ sinh con may mắn là cuối tuần nên Vũ được nghỉ. Sống chung nhà nên thấy Hoài đau bụng anh không ngần ngại gọi xích lô đưa cô đi bệnh viện. Một thanh niên chưa có vợ nhưng lại vô cùng tốt bụng và quan tâm người khác. Nếu tính ra có lẽ Hoài chưa nhiều tuổi bằng Vũ. Song cô lam lũ khổ sở nên nhìn già dặn, vốn gốc nông dân với làn da ngăm ngăm nên Hoài càng già hơn so với Vũ. Anh làm việc nhàn hạ, ở trong nhà mát nên da dẻ trắng trẻo, trẻ trung.
Bởi vậy dù ở chung nhà nhưng giữa họ ko hề có chuyện nảy sinh tình cảm gì cả. Hoài thì càng ko dám mơ mộng vì cô biết phận mình, đàn bà đã có chồng, lại đang mang thai, xuất thân bần cùng. Cô không dám mơ tưởng đến chuyện nam nữ yêu đương gì đó. Với cô, Vũ là ân nhân, cô dặn lòng phải nhớ kỹ điều này, tuyệt đối ko lệch lạc, hơn nữa tình cảm của cô và Trình cũng sâu nặng lắm, làm sao cô có thể quên anh nhanh như vậy được. Huống chi cô và anh còn có 1 em bé sắp chào đời nữa chứ.