- Vớ vẩn. Lúc nào cậu mày chả có tiếng nói trong nhà, chẳng qua chuyện này là do cậu từng chơi bời quá trớn nên giờ cậu ở thế yếu, cậu khó xử thôi.
Cậu Hoan vênh váo nói với thằng Lập rồi tới nhà chị Oanh thông báo rằng cậu không thể sang tên căn biệt thự cho chị với lý do nó hiện đã là tài sản chung của hai vợ chồng cậu. Chị Oanh nghe xong khóc nức nở. Chị hối hận lắm. Biết thế chị đã bắt cậu sang tên cho mình từ lúc cậu chưa cưới vợ. Là do chị quá bất cẩn. Vì tiếc căn nhà nên chị rất suy sụp. Bà Liên thở dài nói với cậu:
- Khổ thân Oanh, con bé bầu bạn bên cậu bao nhiêu năm, được có mỗi căn nhà để nương náu mà giờ lại thành ra như thế, thực sự quá sức thiệt thòi! Nhỡ một ngày mợ Hân đuổi nó ra đường thì nó thành vô gia cư hả cậu?
- Không đâu, chỉ không sang tên được thôi chứ nhà vẫn là của Oanh mà. Oanh cứ thoải mái ở đây, cậu đứng tên bao nhiêu cái nhà vợ cậu cũng chẳng quan tâm, nó không biết để mà đuổi Oanh đi đâu.
Cậu Hoan an ủi, bà Liên cau có bảo:
- Chuyện căn nhà thì thôi cũng chẳng có cách nào khác. Nhưng tiền học vẽ của bé Ong thì sao? Cái Oanh vì không có tiền cho Ong đi học vẽ nên mấy hôm nay nó bị áp lực. Cứ như thế này chỉ sợ sức khoẻ yếu đi thì đứa con trong bụng lại bị ảnh hưởng.
Cậu Hoan an ủi chị Oanh:
- Oanh đừng áp lực, tuy cậu không lấy tiền của thầy Tài nữa nhưng từ giờ cậu sẽ tu chí làm ăn, khi nào có tiền cậu sẽ cho Ong đi học vẽ nhé!
- Bây giờ cậu mới tu chí làm ăn thì bao giờ mới có tiền? Ong nó cần đóng học luôn cậu ạ.
Bà Liên càu nhàu, chị Oanh rất tán thành với dì nhưng chị vẫn yếu ớt lên tiếng:
- Con xin dì đừng nói nữa. Con không muốn gây áp lực cho cậu đâu ạ. Là do bản thân con kém cỏi, không lo cho Ong được bằng bạn bằng bè chứ có liên quan gì tới cậu? Không có tiền thì bé Ong chấp nhận nghỉ học thôi.
- Oanh đừng tự trách mình, nghỉ học dăm bữa nửa tháng cũng có sao đâu. Đằng nào Ong cũng đang theo học lớp vẽ thầy Tài đóng tiền rồi mà. - Cậu Hoan động viên.
- Một lớp đó sao đủ phát triển tài năng hội hoạ của bé? Dì bảo này, mợ Hân có ông bác đại gia, kiểu gì trước khi về nhà chồng cũng được cho nhiều của hồi môn. Cậu chờ lúc mợ không để ý lén lấy vài chiếc vòng nạm kim cương đem bán đi rồi đem tiền tới đây cho bé Ong, nhé!
Bà Liên xúi bậy, cậu Hoan giãy nảy nói:
- Điên! Phận làm thằng chồng không mua vòng tặng vợ thì thôi lại đi trộm của hồi môn của nó, chẳng ra cái thể thống cống rãnh gì hết!
- Đâu có trộm đâu, cậu chỉ mượn tạm vài chiếc vòng đem bán, khi nào kiếm được tiền cậu sẽ chuộc lại chúng rồi đem đặt lại đúng vị trí cũ, mợ chẳng để ý đâu.
Mặc cho bà Liên dụ dỗ hết lời, cậu Hoan vẫn nhất quyết không tán thành, bà đành gợi ý:
- Hay cậu bán tạm đồ hiệu của mình đi!
Cậu Hoan thấy cách này tạm ổn. Tuy nhiên cậu nghĩ đồ hiệu của cậu cũng là tài sản chung của hai vợ chồng nên đêm hôm đó, khi rúc vào lòng vợ chuẩn bị đi ngủ, cậu hỏi vợ rằng vợ có đồng ý cho cậu bán đồ hiệu của mình không? Vợ xoa đầu cậu rồi đăm chiêu hỏi:
- Cậu có việc gì mà cần tiền gấp vậy?
Cậu bất đắc dĩ phải nói dối vợ:
- À, cũng không có gì, cậu thấy chán nên muốn kiếm một trăm triệu đem đi đánh bài.
Hân nghe vậy thì rất không vui. Đem hẳn một trăm triệu đi đánh bài thì hỏng rồi. Cô quyết định sẽ giúp cậu hiểu được giá trị của đồng tiền nên nhỏ nhẹ bảo:
- Mỗi khi cần tiền cậu lại đem đồ đi bán thì chẳng mấy chốc nhà mình thành cái đảo hoang mất thôi. Em không tán thành chuyện đó. Hiện tại đang có hội chợ lớn ở trung tâm thị xã, người dân ở các tỉnh khác đều đem đồ độc lạ về đây bán. Thầy Tài cũng đang thuê chục gian hàng để kinh doanh, sáng sớm mai em sẽ dậy sớm thưa chuyện với thầy, xin thầy cho mình thuê lại một gian hàng để hai vợ chồng chở đồ gỗ cậu đóng ra đó bán.
- Cậu ứ thích bán hàng, chán chết.
- Nhưng trong kho của cậu có quá nhiều đồ gỗ đẹp, để không mãi cũng phí. Hay ngày mai em rủ Lập đi bán hàng cùng em nhé! Lập không những cường tráng mà còn nhanh nhẹn được việc, chắc sẽ giúp em buôn may bán đắt.
Vợ làm cậu ghen lồng lộn, cậu quát:
- So về độ cường tráng thì nó chỉ xách dép cho cậu thôi!
- Thì em chả thừa biết chồng em là nhất, cơ mà phận đàn bà không nhờ được chồng thì phải bất đắc dĩ nhờ người nền ông khác thôi chứ biết làm sao ạ?
- Hâm! Thôi được rồi, mai cậu đi bán hàng với vợ.
Cậu thay đổi quyết định nhanh như chong chóng khiến Hân bật cười. Cậu còn chẳng để ý mình vừa bị vợ đưa vào tròng vì tay cậu đang mải luồn qua mép áo vợ trêu chọc cái nơi mềm mịn như nhung kia. Chồng Hân rất thích xà nẹo vợ buổi đêm, Hân thì chẳng bao giờ cấm cản chồng cả, tại cô thấy mấy hành động thân mật kiểu đó dễ thương mà. Thi thoảng muộn quá cô chỉ nhẹ nhàng nói:
- Cứ cái đà này thì sáng mai cậu không dậy sớm được đâu ông chồng yêu quý của em ạ.
- Yên tâm, cậu dậy được tốt. Cậu không làm vợ mệt đâu, chỉ yêu yêu nhau xíu thôi.
Cậu mặc cả rồi vén mép áo vợ lên một chút, tình cảm hôn xiu xíu lên người vợ rồi giữ lời kéo mép áo xuống. Sau đó tay cậu vẫn luồn vào bên trong áo, nhưng cậu không trêu chọc gì vợ cả, chỉ là chạm vào cho đỡ nhớ thôi.
- Ôm cậu đi! - Cậu làm nũng.
Hân mỉm cười vòng tay qua ôm chồng.
- Ôm chặt hơn cơ! - Cậu mè nheo.
Hân ôm cậu chặt hơn. Cậu hài lòng dụi dụi mặt vào cổ Hân, tiếp tục đưa ra yêu sách:
- Gọi tên cậu đi! Gọi tình cảm vào!
Hân dùng lòng bàn tay đập nhẹ vào lưng cậu một cái kiểu như đánh yêu, nhưng cô vẫn dịu dàng gọi:
- Kỳ Hoan!
- Kỳ Hoan của ai?
Cậu cao giọng hỏi, Hân mỉm cười đáp:
- Kỳ Hoan của em!
- Em nào?
- Em Nguyễn Hoàng Hến Xinh! - Hân trêu.
Cậu cười phá lên, vui vẻ ôm vợ ngủ khì khì. Sáng hôm sau, cậu gõ cửa phòng thầy Tài từ năm giờ sáng, lịch sự xin thuê lại của thầy một gian hàng để hai vợ chồng bán đồ gỗ. Ông Tài nghe con trai thưa chuyện tự dưng thấy choáng váng ghê quá. Có thật là thằng Hoan bê con trai ông đấy không? Đúng rồi mà! Đúng cái thằng dáng dấp to cao bệ vệ, nom cơ bắp vạm vỡ nhưng ánh mắt lúc nào cũng trong trẻo ngây ngô như con bê con! Đích thị là nó! Tự dưng lại xin đi bán hàng, ơ hay nó uống lộn thuốc nhỉ? Vì không muốn con trai thấy mình khóc nên ông Tài quay mặt đi gạt nước mắt. Cậu Hoan ngốc nên ông thương và lo lắng cho cậu nhiều. Cậu quen ai ông cũng cho người đi điều tra để nắm sơ sơ được tình hình, ngay cả việc cưới vợ của cậu ông cũng phải can thiệp. Ông chẳng muốn chửi cậu đâu, nhưng mà tính cậu trẻ con, không nghiêm khắc chỉ sợ cậu không trưởng thành được. Ông vẫn đang rà soát lại sổ sách để tháng sau giao lại toàn bộ công việc làm ăn cho mợ Hân. Ông thậm chí còn nhìn ra được mợ có ý định sau này sẽ giao lại sổ sách của xưởng gỗ cho cậu, nên có lần ông mới lo lắng hỏi mợ:
- Liệu cậu có làm được không? Hay lại ăn tàn phá hại?
Mợ Hân vỗ nhẹ lên tay ông trấn an rồi nhỏ nhẹ bảo:
- Chẳng ai biết trước được tương lai thầy ạ. Nhưng thầy cũng đừng bi quan quá, đôi khi ngọc thô mà được mài giũa cẩn thận thì sau này có khi lại trở thành viên ngọc có giá trị nhất!
Mợ nói vậy ông cũng an tâm phần nào. Cơ mà có nằm mơ ông cũng không ngờ ngày cậu biết tu chí làm ăn lại tới sớm như vậy. Quả thật quá sức tưởng tượng!
- Ơ kìa! Con trai cưng thuê mỗi một gian hàng thôi mà sao thầy phải nghĩ lằm nghĩ lắm thế?
Cậu Hoan phát cáu, ông Tài hít một hơi thật sâu lấy lại bình tĩnh rồi quay lại bảo con trai:
- Ừ thì cũng phải tính thiệt hơn chứ. Tôi thuê một gian hàng một ngày giá một triệu, tôi sẽ cho cậu thuê lại một gian hàng trong ba ngày giá năm triệu.
- Thầy là thầy cậu mà thầy tính lãi cậu à?
- Ghê! Cậu cũng biết tính toán cơ đấy!
- Ơ! Thầy buồn cười thật! Khinh cậu vừa vừa thôi chứ! Hồi xưa học cấp một điểm Toán của cậu cũng có nhiều lúc trên trung bình mà. Này nhá! Một nhân ba là ba, năm trừ đi ba là hai, thầy lãi hẳn hai triệu còn gì?
Cậu Hoan lý sự, ông Tài tủm tỉm nói:
- Cậu tính thì đúng nhưng trong kinh doanh cậu vẫn còn non lắm. Nên nhớ, trên cương vị là một người thầy, thầy cho cậu bao nhiêu tiền thầy cũng không tiếc. Nhưng một khi cậu đã là đối tác làm ăn của thầy thì nó phải khác.
- Thôi được rồi. Cậu đây đếch thèm tính toán lằng nhằng với thầy làm gì, năm triệu thì năm triệu.
- Cậu lại sai rồi!
- Hả? Thầy thích thì cậu chiều, còn sai cái gì nữa?
- Sai ở chỗ cậu dễ dàng thoả thuận mà không biết tận dụng mối quan hệ giữa mình và đối tác để mặc cả được giá tốt. Đúng là trong làm ăn thầy cần có lãi, nhưng giữa cậu và thầy có giao tình, cậu hoàn toàn có thể thương lượng để thầy giảm giá. Nếu cậu ăn nói khéo léo, tất nhiên thầy sẽ đồng ý. Xưa nay thầy vẫn luôn đãi ngộ những khách hàng thân quen đấy thôi, làm ăn buôn bán mà cứng nhắc quá cũng không bền được, cậu hiểu không?
- Cậu hiểu rồi. Thầy giảm giá cho cậu xuống ba triệu rưỡi đi, rồi sau này cậu kêu con vợ cậu sinh cho thầy thằng cu khôn như nó. Thầy lời quá còn giề?
Phát ngôn của cậu Hoan khiến ông Tài cười sặc. Mặc dù cách cậu mặc cả hơi khùng nhưng ông vẫn vui vẻ đồng ý. Tầm sáu rưỡi sáng mợ Hân cũng qua gặp ông xin thuê một gian hàng, ông kêu ông đã bàn giao cho cậu Hoan một gian hàng với giá ba triệu rưỡi ba ngày. Hân ra tới hội chợ thì gian hàng của hai vợ chồng đã được bày biện đẹp đẽ lắm rồi. Lập chạy tới chỗ cô mách lẻo:
- Bữa nay cậu đòi đi bán hàng mới sốc chứ, xong còn sai con đủ thứ, hết chở đồ gỗ trong kho đem ra hội chợ bán tới mua đèn nhấp nháy, mua hoa tươi về trang trí gian hàng. Cái thái độ của cậu kiểu oai oách ghê lắm ý mợ, soái như một trò đùa!
- Đùa cợt gì? Chồng mợ mà, soái là đúng rồi!
Giọng Hân ngọt như mía lùi. Chồng Hân nghe vợ nịnh sướng tê người. Cậu hắng giọng ra lệnh:
- Thằng Lập lượn ra gốc nhãn ngồi cho mát, khi nào khách cần vận chuyển hàng thì cậu mợ gọi.
Lập ngoan ngoãn nghe lời. Cậu Hoan kéo vợ lại gần chỗ cậu đang đứng. Có ông khách đi ngang qua chỉ vào bộ trường kỷ hỏi giá, cậu hất hàm nói trống không:
- Ba mươi triệu.
Thấy khách lắc đầu chê đắt, cậu cáu:
- Đắt đắt cái con khỉ! Cậu thách ông mua được ở đâu với cái giá ba mươi triệu đấy! Bộ trường kỷ gỗ gụ cẩn xà cừ tinh xảo như này ở chỗ khác người ta bán ít nhất cũng phải năm mươi triệu. Cậu bán rẻ như cho thế mà ông còn kêu đắt! Láo nháo! Không mua thì cút!
Cậu quát to quá làm khách sợ chạy mất dép, những người khác cũng khiếp vía không dám vào. Gian hàng của cậu mợ vắng tanh khiến cậu buồn bực hết sức. Chán nản quá nên cậu mặc kệ vợ đứng trông hàng, còn mình thì ngả người nằm thư giãn trên chiếc ghế dài xếp ở hàng sau. Mãi tới giữa trưa mới có thêm một vị khách nữa, cũng hỏi giá bộ trường kỷ. Ông này nom mặt còn khó hơn ông kia. Vợ cậu vui vẻ nói:
- Ui! Bác tinh mắt quá chừng! Bác nhìn trúng ngay một trong những mẫu đẹp nhất của nhà con. Giá bộ trường kỷ này là sáu mươi triệu bác ạ.
Cậu để ý ông khách từ khi bước vào gian hàng tới giờ ông chưa hề rời mắt khỏi bộ trường kỷ, nhưng ông vẫn cố ý làm màu để hạ giá:
- Gớm! Đắt thế! Ở chỗ khác có bộ giống y hệt như này mà họ chỉ bán với giá ba mươi triệu thôi.
Cậu đang định xông lên đạp cho ông ta một đạp vì tội nói điêu thì vợ cản. Vợ đẩy cậu ngồi xuống ghế rồi nở nụ cười rất tươi, đon đả trình bày:
- Dạ, chắc bác coi chưa kỹ nên mới nhận xét thế. Đồ nhà con tinh xảo tới từng tiểu tiết, mẫu mã độc lạ như thế này trên thị trường không có bộ thứ hai đâu bác. Không giấu gì bác bộ trường kỷ này được nhà con đóng và chạm trổ thủ công hoàn toàn từ gỗ gụ, bề mặt được cẩn xà cừ rất tỉ mỉ. Bác thử nhìn kỹ từng hoa văn một và cảm nhận coi có đáng đồng tiền bát gạo không ạ?
Ông khách ngó ngó nghiêng nghiêng một hồi, biết là kiệt tác rồi nhưng vẫn muốn mặc cả:
- Nhưng sáu mươi triệu thì đắt quá, cô bớt cho tôi hai mươi triệu đi, được không?
Khách đề nghị, Hân nhẹ nhàng phân trần:
- Thực ra xưởng nhà con cũng có trường kỷ giá rẻ, có bộ chỉ mười lăm triệu thôi, nếu bác thích con sẽ kêu người chở bác qua đó coi. Còn bộ này kể cả không bán được ở đây thì mấy bữa nữa con đem về xưởng bán buôn bét cũng phải được năm mươi triệu rồi bác ạ.
- Vậy hay là cô để cho tôi giá bán buôn đi. Bán cho tôi bộ này với giá năm mươi triệu, được không?
Ông khách thương lượng. Là cậu thì cậu bán quách luôn đi cho xong, nhưng vợ cân nhắc một lúc mới nói:
- Để giá bán buôn thì nhà con hơi thiệt bác ạ, vì bán ở hội chợ này nhà con còn phải trả tiền thuê gian hàng nữa. Nhưng thôi, nom bác phúc hậu nên con đồng ý bán giá ưu đãi cho bác lấy may bác ạ.
Ông này mua được trường kỷ giá năm mươi triệu mà cười phớ lớ. Ông ấy vui vẻ chuyển khoản cho cậu năm mươi triệu. Cậu chuyển khoản trả thầy Tài ba triệu rưỡi. Thấy vợ cậu kêu Lập chở đồ miễn phí về nhà cho khách, ông ấy cảm ơn không ngớt, còn xin địa chỉ xưởng gỗ nhà cậu để sau này giới thiệu cho bạn bè qua ủng hộ. Chả bù cho ông lúc sáng, cậu bán rẻ có ba mươi triệu mà đếch thèm mua, đúng là ngốc nghếch mà! Khách đi rồi, cậu bật dậy ôm vợ khen ngợi:
- Vợ cậu giỏi ghê nhờ, ăn nói có duyên gớm!
- Đâu có giỏi gì đâu cậu, tất cả là nhờ công chồng em đóng trường kỷ đẹp đấy ạ. - Hân khiêm tốn nói.
- Ơ? Vợ học giỏi mà sao vợ tính kém thế? Chỉ tính mỗi công cậu đóng trường kỷ thôi mà được à?
- Còn có công gì nữa cơ cậu?
Hân ngây ngô hỏi chồng. Cậu thủ thỉ kể cho vợ nghe vụ mặc cả ban sáng của cậu với thầy Tài rồi hỏi vợ đã rõ chưa? Hân ngượng chín người nên giả bộ kêu em chưa rõ. Cậu cau có quát vợ:
- Ơ hay? Vợ bỏ qua luôn cái công cậu gieo mạ còn gì? Không có cậu lam lũ vất vả sớm hôm thì sau này lấy đâu ra thằng cu để có cái giá thuê ba triệu rưỡi?
- Vâng, ra là thế.
Hân nói lí nhí. Cậu nhơn nhơn mè nheo:
- Vợ! Vợ ơi! Cậu bảo này. Tối nay nhá vợ nhá!
- Nhá là nhá cái gì cơ ạ?
Hân giả bộ không hiểu, cậu đểu cáng dụ dỗ:
- Nhá là nhá cái gieo mạ ý.
- Thôi, gieo giắc làm chi, lam lũ vất vả lắm cậu ạ.
Hân cố ý trêu chồng, cậu hắng giọng bảo:
- Phận làm thằng nền ông để chiều lòng con vợ thì dẫu có lam lũ vất vả đến mấy cậu cũng chịu.
- Vậy ạ? May quá, vợ đang đói quá! Chồng đi mua đồ ăn cho vợ đi chồng!
Con vợ mất nết, dám đổi chủ đề. Cậu lườm vợ, véo nhẹ vào má nó nhưng vẫn đi mua hai suất cơm tấm sườn bì. Thằng Lập đi giao hàng chắc sẽ về muộn nên cậu không mua thêm suất nữa cho nó vì sợ nguội. Hân đi tình nguyện nhiều nên cô ăn cơm bình dân quen rồi. Cậu Hoan nom Hân ăn ngon miệng liền vui vẻ nhận xét:
- Vợ cậu dễ nuôi ghê!
Vợ cười hiền rồi xúc một thìa cơm đút cho cậu. Cơm vợ đút có khác, ngon dã man tàn bạo. Hồi nhỏ có lần cậu ngồi chầu chực bên cạnh bu Hoa, đợi bu đút cơm cho anh Lộc xong cậu thường há mồm ra để bu biết ý đút cơm cho mình. Cơ mà dù cậu có ngoác miệng to cơ nào thì bu cũng lờ cậu đi thôi. Vợ cậu thì chỉ có những lúc giận mới lờ cậu, còn bình thường vợ tốt với cậu ghê lắm. Vợ chẳng bao giờ khóc lóc vòi tiền cậu cả, cũng không đau khổ mè nheo mỗi khi cậu hết tiền. Điều đó khiến cậu rất nể vợ, nhưng cũng khiến cậu sợ. Cậu sợ một người đàn bà không cần tiền của mình thì khi có mâu thuẫn sẽ dễ dàng bỏ rơi mình. Bởi vậy nên thi thoảng cậu lại cố ý ba hoa với vợ:
- Con gái cô bán cơm thấy cậu đẹp trai nên khuyến mại cho cậu mấy quả dâu ăn tráng miệng đấy vợ ạ.
Cậu ngấm ngầm đề cao giá trị của bản thân để vợ biết điều trân trọng cậu hơn. Ai dè vợ thản nhiên nói:
- Nền ông không thả thính thì nền bà còn lâu mới dính.
- Điên à? Là tại cậu đẹp trai tự nhiên nên gái nó mê chứ cậu thả thính hồi nào?
- Nếu đã là người nền ông có sĩ diện thì không bao giờ thèm nhận đồ gái cho chồng ạ.
Hân chỉ muốn chọc ghẹo chồng tí xíu thôi nhưng cô diễn sâu quá nên cậu hơi sợ. Tưởng vợ giận, cậu vội vàng hứa lần sau không nhận đồ linh tinh của các em gái nữa rồi lảng ngay sang chuyện khác:
- Sao lúc ông khách kêu bớt hai mươi triệu vợ không bán quách đi cho nhanh, mất công mặc cả làm chi?
- Chồng em vất vả đóng đồ, em mặc cả mấy câu nào có thấm vào đâu so với công sức của chồng?
Ghê! Công sức của chồng cơ đấy! Tự dưng cậu cảm động quá chừng, trên đời này chắc chỉ có vợ cậu là quan tâm tới công sức của cậu thôi. Cậu vui vẻ hỏi vợ làm sao để cậu cũng bán được hàng, vợ nhẹ nhàng nói:
- Nếu muốn bán được hàng, trước tiên cậu phải đặt mình vào vị trí của một người bán hàng chứ không thể kiêu ngạo như một cậu ấm và phát ngôn linh tinh được.
- Cậu chả bao giờ phát ngôn linh tinh cả. Cậu toàn nói thẳng nói thật mà. Vợ nói cậu thế cậu tự ái chết.
Cậu dỗi. Hân dỗ ngọt chồng:
- Cậu đừng tự ái, em nhỡ lời, em xin lỗi ạ. Ý em là đôi khi cùng một sự thật đó nhưng mình phải lựa chọn cách nói và giọng điệu khác sao cho vừa tai người nghe.
Nói kiểu của vợ đấy chứ gì? Cậu hiểu rồi! Dùng xong bữa trưa, cậu phấn khởi đứng dậy bán hàng cùng vợ. Giọng điệu cậu nhẹ nhàng hơn lúc sáng rất nhiều. Những vị khách dễ tính như chị Tuyền, cô Phương hay chú Trình, cậu bán hàng ngon ơ. Thi thoảng gặp phải khách khó tính, cậu suýt chửi bậy, nhưng thấy vợ lừ mắt cậu lại thôi, lại quay sang cười hề hề với vợ rồi để kệ cho vợ thương lượng. Hai vợ chồng bã bọt mép đến chín giờ tối mà thu được về có hai trăm sáu mươi lăm triệu, chỉ bằng giá trị của một chiếc túi tháng trước cậu mua cho Oanh. Có khách chuyển tiền thẳng vào tài khoản của cậu, có khách đưa tiền mặt cho Lập lúc nó giao đồ tới nhà khách thì khi về hội chợ Lập đưa cho vợ cậu. Sau ba ngày, trong lúc Lập dọn dẹp gian hàng, vợ cậu xếp toàn bộ tiền mặt thành một xấp gọn gàng rồi đưa hết cho cậu, dịu dàng dặn dò:
- Cậu phải nhớ số tiền kiếm được là tiền công cậu đóng đồ gỗ mấy tháng liền chứ không phải là doanh thu của ba ngày. Thế nên nếu muốn chi tiêu gì thì cậu phải hết sức cân nhắc nhé, chứ tiền chồng em vất vả kiếm được mà tiêu vào những chỗ không đáng thì em xót xa lắm đấy!
Thấy vợ xót tiền cho mình, tự dưng cậu cũng thấy xót tiền theo. Chẳng mấy khi phải đi làm kiếm tiền nên nói thật cậu thấy thấm lắm. Biết kiếm tiền vất vả như thế này thì cậu đã chẳng thèm tiêu hoang rồi. Cậu thương bé Ong thật lòng, nhưng dù sao nó cũng đâu phải con cậu. Cậu không thể cho nó nhiều quá được, cho nó nhiều nhỡ sau này cậu hết tiền không đóng học phí được cho con ruột của mình thì sao? Cậu phải tiết kiệm để sau này còn lo cho con cậu chứ! Cậu biết mình ích kỷ, cơ mà kệ đi, ích kỷ vẫn còn hơn là một ông thầy tồi. Ba hôm vừa rồi cậu bận sấp mặt từ sáng sớm tới tối mịt nên Oanh gọi điện cậu cũng chẳng nghe máy, nhắn tin cậu còn chưa có thời gian nhắn lại, bây giờ cậu mới thảnh thơi một xíu để trốn vợ đi ra gốc nhãn soạn cái tin nhắn gửi cho Oanh:
"Bé Ong học một lớp vẽ do thầy Tài đóng là đủ rồi. Oanh muốn cho con học lớp đắt hơn thì sau này tự đi quay phim kiếm tiền lo cho nó. Thế nhá!"
Lần đầu tiên cậu Hoan tỏ thái độ ken bon với bé Ong khiến chị Oanh tức muốn hộc máu! Con Hân chết tiệt! Chắc chắn là nó! Chắc chắn chính nó đã tác động vào quyết định của cậu. Sợi chỉ mục mà xỏ vào kim sắc thì vẫn vá được áo, cơ mà tiếc cho cậu Hoan, chỉ vàng nhưng phải xỏ vào kim cùn, bị vợ biến thành một thằng đàn ông hà tiện bủn xỉn. Ở bên chị, cậu phóng khoáng bao nhiêu thì ở bên nó cậu hèn hạ bấy nhiêu! Thế mới thấy phía sau người đàn ông thất bại là một con đàn bà siêu ăn hại. Cậu mà lấy chị thì giờ đời cậu đã khác rồi, đã chẳng bao giờ có chuyện phải căn ke từng đồng rồi. Chị tuy rất bực mình nhưng sợ làm cậu cáu rồi cậu tiết lộ với ông Tài hai người đã chấm dứt thì không nhận được chu cấp từ phía ông nữa nên vẫn phải nhẫn nhịn nhắn tin lại:
"Không sao ạ, em chỉ cần tình yêu nơi cậu thôi. Tiền bạc hay vật chất đối với em không thành vấn đề."
Cậu Hoan đọc tin nhắn của chị Oanh, thấy con người chị rộng lượng, sống có tâm có đức không màng vật chất thì rất cảm kích. Oanh rất hiếm khi giận cậu. Khi buồn Oanh chỉ làm nũng thôi chứ không dám thái độ nặng nhẹ với cậu. Bọn con gái cậu từng hẹn hò, ngoại trừ vợ cậu ra thì đứa nào cũng ngoan như thế. Bởi vì tính cách cậu rất đơn giản, vui thì mới tiếp tục yêu nhau, còn khi đã chán rồi là chấm dứt liền. Người ta nói cảm giác thất tình, chia tay khủng khiếp lắm, nhưng dường như cậu chưa bao giờ phải trải qua. Chia tay em này, cậu yêu em khác, cậu chả quan trọng. Thậm chí sau khi anh Lộc mất, cậu chỉ qua lại với mình Oanh, cậu vẫn thấy ổn. Cậu chỉ thấy khó chịu mỗi lần con vợ lùn cho cậu ăn bơ thôi. Cậu chuyển toàn bộ tiền trong tài khoản của mình vào tài khoản của vợ rồi đi tới chỗ vợ, nhét đống tiền vợ vừa đưa cho mình vào túi vợ, nghiêm túc đề nghị:
- Vợ giữ tiền cả cho cậu và con cậu, nha vợ!
- Như vậy không tiện... nhỡ lúc cậu cần tiền thì sao?
Hân lo lắng hỏi. Cậu nhanh nhảu đề xuất ý kiến:
- Thì hàng ngày cậu ngửa tay ra xin tiền vợ chứ sao?
- Cậu... cậu không sợ mất sĩ diện à?
Vợ sốtruột hỏi cậu. Cậu thơm trán vợ, cười cười lắc đầu. Khi thầy Tài kêu cậu xin tiềnvợ, cậu đã nổi đoá vì thấy nhục nhã. Nhưng sau ba ngày bươn chải cùng vợ, cậukhông còn cảm thấy như thế nữa. Cậu xin cái đồng tiền do chính công sức cậu làmra chứ có phải cậu ăn bám ai đâu mà cậu sợ mất sĩ diện. Để vợ giữ tiền còn có mộtcái lợi nữa là sau này nếu vợ giận rồi bơ cậu, cậu sẽ kiếm cớ hết tiền để bắtchuyện xin tiền vợ rồi tranh thủ xà nẹo. Cậu nở nụ cười xảo trá. Lập liếc thấy vẻmặt ranh mãnh của cậu thì cũng bật cười. Nó cảm thấy một người đàn bà mà được gảcho một ông chồng mẫu mực thì là tốt số. Còn một người đàn bà mà có khả năng biếnmột người đàn ông tầm thường thành một ông chồng vĩ đại thì thực sự là người cótài năng và có tầm nhìn. Đối với những người đàn bà xuất chúng như thế, gả choai thì chính là phúc phận của kẻ đó!