Bị Tiểu Tam Hãm Hại, Ta Trọng Sinh Về Cổ Đại

Chương 699




(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq"); Bởi vì Trầm thành là cứ điểm trọng yếu nên đặc điểm đầu tiên dễ gây ấn tượng nhất là tường thành được xây dựng rất kiên cố bằng đá xanh vừa cao vừa dày. Tường của Trầm thành cao ba trượng năm thước (khoảng 16m), dày một trượng tám thước (khoảng 8m). Bốn mặt được phân thành tám cửa thành thuận tiện cho khách thập phương lui tới. Trên cửa thành có thành lâu. Bốn góc tường thành đều được đặt các chòi gác. Tất cả các kiến trúc này đều được thiết lập theo kiểu hành lang vây quanh bốn phía tầng tầng lớp lớp nguy nga hùng vĩ.

Bên trong Trầm thành được phân bố theo hình chữ tĩnh (井), nhà cửa trong thành phân chia thành từng khối hình vuông ngăn nắp. Đường chính rộng rãi bằng phẳng rất thích hợp cho xe ngựa và xe pháo quân đội đi qua. Hơn nữa phủ Tổng Binh, cũng chính là Trầm trạch (của nhà họ Trầm), được đặt ở ngay trung tâm Trầm thành, là trung tâm của chữ tĩnh kia.

Đoàn người Liên Mạn Nhi vừa vào thành thì trời đã hơi tối nên cố ý lách vòng qua con đường trung tâm phồn hoa, đi dọc theo bên ngoài đường lớn về hướng đông.

Ngõ Tùng Thụ ở phía bắc Trầm thành, do đầu đường có hai cây tùng trăm năm mà có tên như thế. Xe ngựa đến đầu đường thì gặp được gã sai vặt Ngũ Lang phái đến rước đoàn người. Xe ngựa chạy về tới cửa nhà liền thấy trên cánh cửa và hai chiếc đèn ***g đều có chữ Liên trạch thật lớn.

Cửa lớn vừa mở ra đã trông thấy Ngũ Lang dẫn theo người ra nghênh đón.

Tất cả kiến trúc trong Trầm thành đều có phong cách thống nhất, đại khai đại hợp, một khuôn mẫu đại viện to lớn ngăn nắp, thông thoáng sáng sủa, nhà cửa khí phái rộng rãi.

Liên Mạn Nhi xuống xe ở cửa lớn. Do đây là lần đầu tiên nàng và Tiểu Thất đến đây nên liền muốn đi xem từng căn từng căn phòng ốc kỹ càng.

Đi vào cửa viện thứ nhất thấy hai bên trái phải có hai gian phòng, phía trên là năm gian chính sảnh, hai bên đông tây sương phòng mỗi bên có ba gian. Lại đi sâu vào hai bên là hai tòa viện, phòng ở của hạ nhân, chuồng ngựa… vân vân đều ở đây. Đông viện còn có một phòng tập võ nho nhỏ.

Trong nội trạch viện thứ hai cũng có năm gian phòng trên, hai bên mỗi bên ba gian sương phòng, bốn phía có hành lang bao quanh, có cửa nguyệt thông qua hai tiểu viện đông tây và thông với viện thứ ba.

Viện thứ ba trên thực tế là một hoa viên lớn, thấp thoáng trong đám cây cối hoa cỏ có vài đình nghỉ mát dùng làm nơi tránh nóng trong mùa hè hay dùng cho những lúc nhàn rỗi nghỉ ngơi, hóng mát.

Liện Mạn Nhi đi xung quanh nhìn cả tòa nhà một lần, cảm thấy rất vừa ý, hơn một ngàn lượng bạc quả thật vô cùng xứng đáng. Mà trong khoảng thời gian ngắn này Tiểu Hỷ và Tiểu Khánh đã kịp thu dọn hành lý của nàng gọn gàng đâu ra đó.

Trong nhà nhiều phòng ốc, Lỗ tiên sinh, Liên Thủ Tín, Ngũ Lang và Tiểu Thất ở tiền viện, chỉ có mình Liên Mạn Nhi ở hậu viện. Liên Mạn Nhi để trống đông phòng, chỉ ở phòng phía tây, nàng ở phòng trong. Phòng ngoài là Tiểu Hỷ và Tiểu Khánh dùng để ngủ lúc trực đêm.

Bây giờ trong nhà trừ người ở Tam Thập Lý Doanh Tử đưa tới, còn có mấy người Ngũ Lang mua thêm bên ngoài về. Chuyện ở tiền viện không cần Mạn Nhi quan tâm đến, Ngũ Lang chỉ phái chưởng quản nhà bếp là Chu đại nương, hầu hạ trong nội viện là Triệu đại nương và hai nha đầu mười một mười hai tuổi đến quỳ lạy ra mắt Liên Mạn Nhi, nghe nàng an bài.

Cũng đã đến giờ chuẩn bị cơm, Chu đại nương cầm bảng ghi chép thực đơn cơm tối tới xin ý kiến Liên Mạn Nhi. Liên Mạn Nhi xem kỹ càng qua một lần rồi thêm bớt một hai loại, phân phó Chu đại nương mấy câu, sau đó để bà đi lo liệu cơm tối. Mặt khác nàng lại giữ Triệu đại nương và hai tiểu nha đầu ở lại tỉ mỉ hỏi chuyện.

Triệu đại nương đã hầu hạ trong trạch này được một thời gian rồi, bà là quản sự hậu viện. Bà đem tới cho Mạn Nhi xem danh sách những người hầu trong nhà hiện nay.

Liên Mạn Nhi vừa xem danh sách vừa trò chuyện với Triệu đại nương. Triệu đại nương làm người vô cùng hiểu biết. Liên Mạn Nhi hỏi một bà có thể trả lời mười, vì vậy trong chốc lát Liên Mạn Nhi đã hiểu rõ được tình hình trong nhà.

Hiện nay người trong nhà không nhiều lắm nên cũng không có chuyện gì quá phức tạp. Liên Mạn Nhi thấy mọi chuyện được an bài thỏa đáng rồi mới yên lòng.

Triệu đại nương kêu hai nha đầu đến quỳ trước mặt Liên Mạn Nhi, cười nói: “Thưa cô nương, hai tiểu nha đầu này là đại gia đặc biệt mua về để hầu hạ cô nương. Đến bây giờ còn chưa có danh tự, đại gia nói chờ cô nương ban tên cho hai đứa nó.”

Trước kia các tiểu nha đầu này đương nhiên có tên nhưng do bọn nó bây giờ đã đến Liên gia, đương nhiên phải sửa lại theo khuôn phép của Liên gia.

Liên Mạn Nhi nghĩ đến nàng đã có Tiểu Khánh, Tiểu Hỷ, liền dứt khoát đặt cho hai nha đầu mới tên Cát Tường, Như Ý. Nha đầu mười một tuổi có dáng người cao, mặt trái xoan được gọi là Cát Tường. Nha đầu mười tuổi có dáng người thấp hơn, mặt tròn gọi là Như Ý.

Hai tiểu nha đầu dập đầu lĩnh tên xong, Liên Mạn Nhi bảo bọn nó đi theo Tiểu Hỷ, Tiểu Khánh làm việc.

Cơm tối bày ở tiền thính, Liên Mạn Nhi rửa mặt sơ qua, thay quần áo xong định đi tiền viện thì Tiểu Thất đã chạy đến.

“Tỷ, đệ đến đón tỷ đi ăn cơm nè.” Tiểu Thất cũng đã rửa mặt, thay một chiếc áo hoa có đính nhũ đỏ bạc.

Đại đa số người phủ Liêu Đông khi đến mùa đông đều xem trọng việc làm mèo đông (ý là nấp ở trong nhà, không ra khỏi cửa) mà đến mùa thu thì lại chú trọng Dán Thu Phiêu*. Nhà Liên Mạn Nhi đương nhiên cũng giống như vậy, bởi vì buổi tối Tiểu Thất hay học bài, làm bài tập, nên những món ăn khuya đều do Trương thị lo liệu. Lúc thu hoạch vụ thu Tiểu Thất có ốm đi một chút, bây giờ đã mập lên rồi. Nhìn khuôn mặt nó trắng trắng hồng hồng, béo múp míp làm Liên Mạn Nhi muốn véo ngay cho một cái.

*Dán Thu Phiêu: do mùa hè trời nóng làm người ta biếng ăn, cho nên vào thu khí trời bớt nóng bức, có lại cảm giác thèm ăn, thông thường bọn họ sẽ ăn món thịt chưng, là phương pháp bồi bổ lại chất béo đã tiêu hao, tập tục này gọi là “Dán Thu Phiêu”.

Do Tiểu Thất còn nhỏ tuổi, bộ dáng lại khả ái đáng yêu, cho nên Trương thị, Liên Chi Nhi, Liên Mạn Nhi đều thích dùng vải màu sắc rực rỡ may quần áo cho nó, hận không thể mỗi ngày đều ăn diện cho tiểu gia hỏa này thành thiện tài đồng tử như trong các bức họa.

Liên Mạn Nhi cùng tiểu Thất đi tiền thính dùng cơm xong, mọi người lại ngồi lại vừa uống trà vừa bàn tính những chuyện phải làm ngày mai.

Ngũ Lang nói với Lỗ tiên sinh: “Mấy ngày này Lỗ tiên sinh nên ở lại nhà con đi. Ở đây cách Trầm phủ không xa, con sẽ an bài sẵn một chiếc xe ngựa cho tiên sinh, có chuyện gì đi lại cũng thuận tiện.”

DTV

Mọi người đều giương ánh mắt mong đợi nhìn Lỗ tiên sinh.

Tháng mười Trầm Cẩn phải vào kinh. Kinh thành đã có ý chỉ xuống, tuy không nói rõ an bài cho Lỗ tiên sinh chức vụ gì, nhưng lại viết rõ muốn ông theo đồng hành với người Trầm gia vào kinh.

Vì vậy nếu Lỗ tiên sinh ở Trầm phủ sẽ thuận tiện hơn nhưng mấy người Liên gia lại không nỡ xa Lỗ tiên sinh, biết rằng sắp phải ly biệt nên muốn giữ ông lại nhà mình nhiều hơn được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu.

“Ừ” Lỗ tiên sinh gật đầu đáp ứng.

Điều kiện sinh hoạt ở Trầm phủ có lẽ sẽ tốt hơn nhưng Lỗ tiên sinh sống cùng với người Liên gia cũng quen rồi, ở đây còn có hai học trò ông trân quý, tình cảm tự nhiên là hướng về nơi này.

Trước khi rời khỏi phủ Liêu Đông, Lỗ tiên sinh sẽ ở lại Liên gia, ông còn muốn tranh thủ khoảng thời gian ít ỏi này thay Tiểu Thất tìm một tiên sinh tốt khác.

Quyết định xong chuyện của Lỗ tiên sinh, cả nhà lại nói đến chuyện của tiệm vịt quay.

Tiệm vịt quay bây giờ đã chuẩn bị xong hết rồi, chỉ chờ đến ngày tốt thì khai trương thôi. Ở phủ thành và Tam Thập Lý Doanh Tử không giống nhau nên tiệm vịt quay nơi này cũng không giống như tiệm ở huyện Cẩm Dương hay bánh bao Liên Ký nổi danh gần xa, muốn an an ổn ổn chờ ngày khai trương đương nhiên không đủ.

“Mùi rượu thơm cũng sợ ngõ hẻm sâu, ngày mai ta đi ra tiệm xem xét thế nào rồi thương lượng kỹ càng một chút.” Liên Mạn Nhi suy nghĩ rồi nói.

(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq");


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.