Bí mật làng Chức Nữ

Chương 3: PHẦN 3




7.

Ban ngày, tôi bắt đầu lơ đãng quan sát ngôi làng này.

Ngôi làng này nằm ở giữa hai ngọn núi lớn, con sông đưa tôi đến đây nằm ở phía trên ngôi làng, khúc sông gần ngôi làng được xây một đê đập thô sơ, còn hồ Chức Nữ nằm ở phía dưới.

Giống như bài đồng dao, trong làng tổng cộng có hơn tám mươi nam giới, sở dĩ nói là nam giới bởi vì ở đây còn có một đám trẻ con, đứa nhỏ nhất nhìn trông chỉ có hai ba tuổi, đứa lớn nhất cũng không quá mười tuổi, mỗi ngày đều chân trần chạy tới chạy lui ở trong làng.

Thức ăn mặn cơ bản đều là cá, có lẽ bọn họ bắt từ con sông gần đây. Bên cạnh đó cũng khai khẩn đất để làm một số ruộng lúa và vườn rau, cơ bản xem như là tự cung tự cấp.

Phần lớn các căn nhà đều là nhà cỏ tranh xây thô sơ, hơn nữa rất ít nhà có sân. Duy chỉ có nhà ông lão là có một khoảng sân nhỏ xây bằng gạch xanh.

Trong làng Chức Nữ không có từ đường hay tông miếu như các ngôi làng khác, nhưng có một ngày, tôi đi trên con đường núi đến hồ Chức Nữ đã nhìn thấy một ngôi miếu nhỏ bằng đá bị bụi cây che khuất.

Tôi tách cỏ dại ra, nhìn thấy giống như các ngôi miếu trong rừng núi khác, ngôi miếu này cũng được khắc một pho tượng đá, chỉ là tạo hình của tượng đá có thể nói là hiếm thấy trên đời.

Đó là một cô gái để lộ b.ầu ng.ực mình, mỗi bên tay của cô ấy đều ôm một đứa trẻ, hai đứa trẻ đều đang tham lam b.ú mẹ.

Đây là tượng được lập cho Chức Nữ sao?

Tôi thò đầu vào trong, muốn nhìn xem bức tranh trên bốn bức tường trong ngôi miếu, nhưng lại phát hiện trên một mặt tường khắc chi chít những ký tự tôi không biết, mà một mặt tường khác được khắc các vòng tròn lớn, trong vòng tròn lớn có rất nhiều vòng tròn nhỏ hoặc các điểm tròn.

Đó có lẽ là chữ của riêng người Lang Ngõa bọn họ, điều này làm tôi nghĩ đến việc, dường như tôi chưa từng nhìn thấy bất kì kí tự gì ở trong ngôi làng kia.

Tôi muốn tìm người để hỏi thăm chuyện về ngôi miếu nhỏ ấy, nhưng những người tôi hỏi đều không nói rõ. Tôi nghĩ có lẽ ông lão biết nhưng ông lão và A Cửu đều nh.ốt mình cả ngày ở trong phòng không ra ngoài giống Như Quân.

Bất giác, tôi đã ở trong ngôi làng này được hai tháng trời, không biết từ hôm nào, mưa bắt đầu rơi không ngừng, cả ngôi làng đều tràn ngập sự lạnh lẽo âm u.

Mưa rơi thực sự rất lâu, mặt trời cũng chẳng thấy đâu cả, cho đến một ngày ông lão cuối cùng đã mở cửa ra, ngồi ở trước cửa hồi lâu, lẩm bẩm nói: “Trận mưa hôm nay có hơi to.”

Mà một chuyện khiến tôi càng cảm thấy sợ hãi cũng đã xảy ra vào lúc thời tiết âm u lạnh lẽo này.

Đó là một buổi sáng sớm, trong lúc nửa mê nửa tỉnh, tôi bị mấy tiếng kêu làm tỉnh giấc, là tiếng của một đứa nhóc. Tôi nghe rất lâu mới rõ, dường như nó đang kêu:

Xươ.ng, xươ.ng.

Tôi vội vàng khoác áo rồi rời chiếc giường, đội mũ bất chấp mưa đi ra sân.

Vừa mới mở cửa, cảnh tượng trước mắt đã khiến tôi sợ đến nỗi hít một hơi lạnh.

Con đường trong thôn sớm đã bị ngập do trời mưa to liên tiếp mấy ngày, mặt đất đã đọng nước đủ qua mắt cá chân.

Mà lúc này trong vũng nước là vô số xươ.ng người không sao đếm xuể được.

8.

Một thằng bé đứng ở mặt đường cách chỗ tôi không xa, là thằng bé nhỏ nhất trong làng. Nó nhìn thấy tôi, vẻ mặt hoảng sợ chạy lại phía tôi, nhưng chưa chạy được mấy bước bỗng ngã nhào xuống, nằm sấp người trong nước khóc lớn.

Tôi cố nén sự gh.ê tở.m, mò mẫm trong nước đi về phía thằng bé. Khi tôi chuẩn bị bế nó lên thì nhận thấy hóa ra chân nó vừa rồi bị đồ gì đó quấn chặt.

Thứ quấn lấy nó là một mái tóc dài còn dính một mảnh xươ.ng đầu.

Nếu như không phải là chưa ăn cơm thì có lẽ tôi đã n.ôn ra ngay lập tức.

Lần lượt có nhiều người đi ra hơn, bọn họ nhìn thấy mọi thứ trước mắt xong đều nhìn nhau không biết nói gì. Cho đến khi ông lão khoác áo mưa, từ trong cửa đi ra.

“Hỏng rồi, hỏng rồi.” Ông ấy nói: “Phần m.ộ tổ tiên trên núi bị cơn mưa lớn này xối bở rồi.”

Tôi nhìn thấy A Cửu cũng từ nhà mình đi ra, cậu ta hét lên theo ông lão: “Mau mau thu xếp, chớ để tổ tiên trách t.ội chúng ta.”

Đám đàn ông ngừng thảo luận, nhao nhao về nhà lấy bình gốm để vớt xươ.ng, tôi cũng vớt cùng bọn họ.

Nhưng tôi mơ hồ cảm thấy, những phần xươ.ng này có chỗ rất không hợp lý.

Cho đến khi tôi nhìn thấy xươ.ng chậu những người đàn ông kia vớt nên, trong lòng tôi mới chợt dâng lên một nỗi sợ hãi.

Những phần xươ.ng này dường như không phải là xươ.ng của đàn ông, mà là xươ.ng của phụ nữ.

Tôi đột nhiên nhớ đến Như Quân, không kìm được mà bắt đầu lo lắng cho cô ấy. Nhân lúc A Cửu đang cùng những người khác bận rộn vớt xươ.ng trong nước, tôi âm thầm đi đến trước nhà A Cửu.

Tôi nhìn vào trong qua song cửa sổ mà tôi từng ngắm bầu trời đêm hôm trước đó.

Khoảnh khắc thò đầu vào trong, ánh mắt tôi đã đồng thời bị một cặp mắt khác nhìn chằm chằm.

Đó là một người phụ nữ, cô ấy tr.ần tr.ụi nửa người, tóc tai rối bù ngồi trên đống cỏ.

Một sợi xích kéo dài từ trên cổ cô ấy, kéo dài đến góc nào đó không thấy rõ được ở trong phòng.

Cô ấy nhìn về phía tôi, đôi mắt hơi phiếm đỏ.

Đó là c.ăm h.ận hay là t.ủi nh.ục? Tôi không nhìn ra được, vì mái tóc rối bù kia đã che khuất vẻ mặt của cô ấy.

Cùng lúc đó, tôi còn nhìn thấy phần bụng nhô cao của cô ấy.

Nếu như không phải tận mắt nhìn thấy, tôi nhất định sẽ không tin nổi bụng cô ấy lại trở nên to như thế trong một tháng ngắn ngủi.

Đó vẫn còn là Như Quân sao?

Hay là, một con s.úc v.ật bị A Cửu nuôi nh.ốt?

Sau ngày đó, tôi thường xuyên mơ thấy buổi tối năm mười tuổi ấy.

Có lúc mơ thấy Như Quân đang ôm tôi lúc trưởng thành, kéo tôi lên giường d.ây d.ưa với cô ấy.

Có lúc, Như Quân ở trong lòng tôi sẽ đột ngột biến thành một bộ xươ.ng trắng đáng sợ.

Cơn mưa mỗi ngày vẫn to như cũ, nó khiến cả ngôi làng trở nên u ám kì lạ. Những phần xươ.ng đó, pho tượng đá trong ngôi miếu nhỏ trên núi ấy, còn có Như Quân bị nh.ốt trong nhà, đều giống như cơn á.c mộng không ngừng gi.ày v.ò tôi. Có lúc tôi sẽ quên mất lý do tại sao tôi lại đến ngôi làng này. Người ông chủ kêu tôi đưa đi rốt cuộc là ai? Ông ấy nói tôi đến được làng thì sẽ hiểu rõ tất cả ngay thôi, thế nhưng người phụ nữ duy nhất hiện giờ của ngôi làng này, chỉ có Như Quân đến từ Tề Lạc Phường đã bị gi.ày v.ò không còn dạng người.

“Đưa cô ấy đi đi.”

Không biết bắt đầu từ khi nào, giọng nói này không ngừng vang vọng ở trong đầu tôi.

Đó là giọng của Lão Ngô, là giọng của ông chủ, còn có giọng của Như Quân khi tôi gặp cô ấy vào năm mười tuổi.

Được, đưa cô ấy đi, bất kể vì sao cô ấy lại xuất hiện ở đây, bất kể cô ấy có phải người ông chủ cần không, tôi phải cứu cô ấy!

9.

Trong tháng thứ hai kể từ khi tôi đến làng Chức Nữ, con đê ở thượng du đã s.ập.

Đê là do tôi làm hỏng chút một trong những ngày này, nước sông tràn ra chưa đến mức ngập được làng, nhưng sẽ đ.e d.ọa đến vườn rau bọn họ trồng bên bờ sông.

Thế nên, khi A Cửu gọi hết đàn ông trong làng đi sửa đê, tôi đã đ.á văng cửa nhà A Cửu.

Rõ ràng mới có hai tháng, nhưng bụng của Như Quân đã lớn giống như người mang thai mười tháng. Cô ấy ngồi trên giường bối rối nhìn tôi, tôi không nói gì nhiều, chỉ là nâng b.úa ch.ặt đ.ứt dây xích trên cổ Như Quân.

Cô ấy đưa tay về phía tôi, nước mắt bắt đầu rơi đầy khuôn mặt c.áu b.ẩn ốm yếu ấy. Cơ thể cô ấy vốn dĩ đ.ầy đ.ặn, nhưng hai tháng này đã gầy đi thấy rõ, phần bụng lớn kia giống như đang tạo ra một vỏ ốc trên người cô ấy.

Có lẽ do đã lâu không đi lại nên hai chân Như Quân vừa chạm đất thì đứng không vững, ngay lập tức ngã vào người tôi.

Bộ phận duy nhất vẫn còn mềm mại đ.ẫy đ.à trên cơ thể cô ấy đ.è lên người tôi, kí ức đã xa giống như bị đi.ện gi.ật đánh thức lại.

Tôi đỡ cô ấy ra khỏi căn nhà, nghiêng nghiêng lảo đảo chạy về phía hồ Chức Nữ. Nếu Như Quân đến từ phía hồ Chức Nữ, vậy thì phía đó nhất định có đường rời khỏi được ngôi làng này.

“Tiên nữ chạy rồi, tiên nữ chạy rồi!”

Đám trẻ con nhìn thấy chúng tôi, bắt đầu la to.

Tôi đáp lại, tiên nữ bị bệ.nh, tôi phải đưa cô ấy tìm thảo dược trên núi.

Đám trẻ con nghe vậy thì không còn ồn ào nữa, tôi chỉ bừa lên một ngọn núi và bảo: “Tôi phải đưa tiên nữ đến hòn núi kia tìm thảo dược, đợi người lớn quay về thì mấy đứa cứ nói thế, hiểu không?”

Đám trẻ con gật đầu, tôi tiếp tục đưa Như Quân đi đến hồ Chức Nữ.

Như Quân vẫn dựa vào tôi, nức nở kể cho tôi nghe những bất hạnh của mình.

Cô ấy nói mấy năm này bản thân dần lớn tuổi, nhan sắc không còn như trước nên đã mất đi một vài khách khi xưa, thường xuyên lo lắng ông chủ trách t.ội. Nhưng ông chủ không trá.ch ph.ạt cô ấy, mà còn nói cho cô ấy biết ở sâu trong Tần Lĩnh có một cái hồ tên là hồ Chức Nữ, có thể giúp phụ nữ tìm lại tuổi xuân. Thậm chí ông chủ còn đặc biệt sai người đưa cô ấy đến chỗ đó. Nào ngờ rằng bản thân vừa vào hồ Chức Nữ chưa bao lâu đã bị đàn ông trên núi khiêng đi!

Ông chủ đưa tới? Tìm lại tuổi xuân?

Nếu như đó là một cái hồ có thể giúp người ta tìm lại tuổi xuân, vậy ý của ông chủ chắc hẳn là bảo tôi đón Như Quân đã lấy lại tuổi trẻ.

Thế nhưng điều này cũng không nói rõ được, nếu vậy thì ngay từ đầu trực tiếp bảo tôi đưa Như Quân đến không được sao? Những người đưa Như Quân đến lại đi đâu hết rồi?

Quá nhiều thắc mắc xuất hiện trong đầu tôi, tôi đành bỏ mặc không nghĩ nữa, tập trung tinh thần dẫn Như Quân chạy trốn.

Cuối cùng đã đến được hồ Chức Nữ, tôi bảo cô ấy chỉ cho tôi cách đến như thế nào, nhưng cô ấy lại kéo tôi đi vào trong hồ. Vào trong hồ tôi mới phát hiện cái hồ này hóa ra không hề sâu, đi đến giữa hồ nước cũng chưa vượt quá lồ.ng ng.ực. Ba phía mặt hồ Chức Nữ đều là sườn núi, một mặt dựa sát vách núi, Như Quân chỉ vào vách núi bảo rằng cô ấy vào hồ từ một cái hang ở phía đó.

Vách núi mọc đầy cỏ lau, Như Quân dẫn tôi mò mẫm trong đám cỏ lau, không lâu, chúng tôi đã nhìn thấy hang núi đó.

Tôi hít sâu một hơi, kéo tay Như Quân chui vào trong. Hang núi không thấp bé, cong người vừa đủ chui vào được, nhưng đi chưa lâu thì không còn ánh sáng nữa, một mảng tối đen. Như Quân vỗ nhẹ mu bàn tay tôi, an ủi nói, hang này không quá dài, đi hơn hai nghìn bước là có thể ra ngoài.

Thế nhưng sau khi chúng tôi men theo hang, ước chừng đi được thời gian hai chén trà lại phát hiện trước mặt mình không có đường.

Phía trước, vị trí tay chạm được là một pho tượng đá thô ráp, tôi ra sức đẩy, bức tường đá không nhúc nhích chút nào, tôi lại lần mò theo vách hang động, phát hiện hai bên có khe hở lõm xuống, lúc này mới ý thức được đó dường như là một khối đá cực lớn.

Dọc đường chúng tôi đều là men theo vách đá hai bên đi vào, không thể nào bỏ qua ngã rẽ, vậy thì điều này có nghĩa là hang núi vốn dĩ thông nhau đã bị người ta chặn mất rồi.

Là ai? Là người đưa Như Quân đến sao? Vì sao bọn họ phải làm như thế?


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.