Vong Xuyên Tam Kiếp Một Bỉ Ngạn

Chương 26: Phao chuyên dẫn ngọc




Hoàng thượng nghe vậy không giấu được sự vui mừng trong lòng nghĩ:

- Chuyến đi Quân Hiên này quả không uổng phí, Thiên Nhi của ta cuối cùng cũng đã trưởng thành rồi, Thanh Lôi của ta cuối cùng cũng có người kế thừa rồi.

Hoàng thượng mãn nguyện mà cười lớn rồi nói:

- Tốt… tốt, lần này đừng khiến ta thất vọng, ta và bá tánh chờ tin vui của con.

Vừa nói dứt lời hoàng thượng nhìn sang Triều Hàn nói:

- Triều khanh gia hãy đi cùng Thiên Nhi, Thiên Nhi tuy hữu dũng nhưng suy cho cùng đây cũng là lần đầu dẫn binh hẳn chưa có nhiều kinh nghiệm ta sợ không đủ mưu lược để ứng phó.

Triều Hàn tướng quân thì lại có suy nghĩ trái với hoàng thượng nên bạo dạn xin tâu:

- Thưa bệ hạ, thần thì lại có ý khác, thông qua chuyến đi ở Quân Hiên này dù là có chút sơ suất nhưng chung quy đều nhờ Tề Vương điện hạ có tầm nhìn xa dự liệu được mọi chuyện nên sớm đã có sẵn an bày, thần mạo mụi nhân định Tề Vương điện hạ đa mưu túc trí nhất định có thể đảm nhận trọng trách này, người ta vẫn nói “ vạn sự khởi đầu nan” bước đầu tiên tuy khó khăn nhưng nếu vượt qua được thần tin rằng đây sẽ là nền móng vững chắc cho Tề Vương điện hạ cũng như cho toàn bá tánh Thanh Lôi sau này ạ, nhưng nếu như bệ hạ không an tâm thần có thể âm thầm dẫn binh theo sau sẵn sàng chi viện nếu cần.

Diệc Vương nghe vậy liền tiếp lời:

- Đúng vậy phụ hoàng, thần nhi cũng cảm thấy lời Triều Hàn tướng quân nói rất có lí, tam ca nay tuy chỉ là thái tử nhưng tương lai sẽ là quân vương của một nước, chuyến đi này cứ coi như giúp huynh ấy rèn luyện bản thân đi.

Hoàng thượng nhìn A Tề suy nghĩ hồi lâu, rồi hỏi A Tề:

- Thiên Nhi ý con ra sao?

A Tề mỉm cười rồi nói:

- Phụ hoàng người cứ yên tâm, bên cạnh con còn có Phong ca và Tống ca, Tống ca là con của Triều Hàn tướng quân nhất định thừa hưởng không ít tài nghệ của tướng quân, con tin chắc huynh ấy nhất định có thể hỗ trợ được cho con.

Diệc Vương nghe vậy liền nảy ra một ý định liền nói:

- Phụ hoàng… thực ra con cũng muốn được đi theo để học hỏi.

Hoàng thượng nghe được thỉnh cầu của Diệc Vương lòng một phần mừng rỡ vì đứa con này tuổi còn trẻ đã có chí hướng như vậy, đồng thời hoàng thượng cũng rất lo lắng chính vì đứa trẻ này tuổi còn nhỏ, tuy là binh pháp tôn tử đọc không xót từ nào nhưng suy cho cùng thì kinh nghiệm thực chiến vẫn còn rất ít, ngộ nhỡ xảy ra chuyện thì sẽ rất nguy hiểm.

Nhìn thấy hoàng thượng im bặt một lúc lâu, bản thân Diệc Vương cũng nhìn ra được nỗi lo trong lòng của hoàng thượng nên liền đưa ra đối sách nói:

- Phụ thân… con hiểu rõ những gì người đang đắng đo lo lắng nhưng con chỉ muốn nói với người, con đã trưởng thành rồi, không còn là đứa trẻ ba tuổi nữa, thân là hài nhi của người, con cũng mong có thể giúp người cũng như tam ca san sẻ bớt gánh nặng trên vai.

A Tề nghe vậy lòng vô cùng tự hào về Diệc Vương liền cúi đầu chắp tay nói:

- Phụ thân, đệ ấy tuy còn nhỏ mà lòng đã chứa cả thiên hạ, là một đại trượng phu khí khái hơn người và đương nhiên đây là đức tính tốt nên có của một hoàng tử, thay vì vùi dập ý chí của đệ ấy, chi bằng chúng ta hãy cho đệ ấy cơ hội để học hỏi cũng như chứng minh bản thân mình.

Hoàng thượng hoàn toàn hiểu rõ đạo lý đó nhưng vẫn không an tâm liền nói:

- Nhưng… ta vẫn không yên tâm về điều này… chiến trường đao thương vô nhãn, ngộ nhỡ có bất trắc gì thì sao… không được… chuyện này không được.

Diệc Vương nghe vậy liền thất vọng mà nói:

- Nhưng mà…

Hoàng thượng không đợi Diệc Vương nói hết liền phủ đầu ngắt lời nói:

- Được rồi, không nhưng nhị gì nữa cả.

Triều Hàn tướng quân thấy vậy cũng mạnh dạn nói lên cảm nghĩ của mình:

- Thưa hoàng thượng, thần có vài lời muốn nói.

Hoàng thượng nhìn tướng quân rồi ghì giọng nói:

- Khanh cũng muốn nói giúp sao?

Tướng quân nghe vậy liền e dè mà mỉm cười nói:

- Nói giúp thì không hẳn, thần chỉ là cảm thấy có chút tiếc nuối thôi.

Hoàng thượng nghe vậy liền hỏi:

- Tiếc nuối sao?

Tướng quân nghe hỏi liền gật đầu, hoàng thượng chau mày hỏi tiếp:

- Tiếc nuối điều gì cơ?

Tướng quân chắp tay cúi đầu nói:

- Một nhân tài lại chẳng có đất để dụng võ, đấy chẳng phải là điều tiếc nuối nhất hay sao ạ?

Hoàng thượng nghe vậy liền im bặt, tâm trí rơi vào trầm tư, gương mặt lộ rõ sự đắng đo nhưng vì an nguy của Diệc Vương, hoàng thượng vẫn một mực giữ vững ý kiến của mình nói:

- Ý ta đã quyết, đừng nói gì thêm nữa cả.

Nhìn thấy hoàng thượng quyết liệt cự tuyệt khiến Diệc Vương buồn rầu mà cúi đầu không đáp, A Tề cũng xót xa chẳng đành lòng thầm nghĩ:

- Không thể để ý chí của đệ ấy bị vùi dập như vậy được, mình phải làm gì đó mới được.

A Tề thoạt nhìn đã thấu tâm tư của hoàng thượng liền nói:

- Phụ hoàng nói đúng, về tình hay về lý thì việc để đệ ấy ra chiến tuyến như vậy cũng đúng là có phần không thỏa đáng cho lắm, vì dù sao đệ ấy cũng còn rất nhỏ, chiến trường lại nguy hiểm như vậy… tuyệt đối không thể đem ra đùa giỡn được.

Đứng trước sự đồng cảm của A Tề, hoàng thượng trầm mặc mà hướng mắt nhìn A Tề, Toàn Phong cùng mọi người ai nấy đều khó hiểu mà hướng mắt nhìn A Tề, nhất là Diệc Vương, khi nghe được những lời ấy của A Tề thì tất cả hy vọng trong lòng như tan vỡ, khoảng trời trong lòng cũng trở nên u ám, Triều Hàn tướng quân nghe vậy liền can ngăn nói:

- Thái tử… người không thể…

Không để tướng quân nói xong, hoàng thượng liền ngăn lại nói:

- Thôi được rồi… đừng tranh luận nữa, chuyện này đến đây thôi.

Nhìn vào ánh mắt sâu thẩm tràn ngập sự thất vọng của Diệc Vương, A Tề hoàn toàn hiểu được cảm nghĩ của Diệc Vương ngay lúc này, A Tề khựng lại vài giây rồi lén hướng mắt nhìn sang Toàn Phong, Toàn Phong bất ngờ trước ánh mắt đó nhưng cũng ngay lập tức hiểu ý liền bước lên chắp tay nói:

- Thưa hoàng thượng… người xưa vẫn hay dạy “ ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý” (hòn ngọc thô nếu chẳng được mài giũa thì cũng chẳng thể thành món đồ trân quý được, con người không học qua thầy qua bạn tốt hay qua nghịch cảnh của đường đời thì chẳng thể hiểu đạo lý làm người).

Hoàng thượng nghe vậy liền ngậm ngừng không đáp, Triều Tống cũng đồng tình với lời của Toàn Phong liền nói nói:

- Toàn Phong nói rất đúng, tuổi trẻ không khảo nghiệm như vậy chẳng phải rất lãng phí sao huống hồ chi Diệc Vương điện hạ lại có tài năng bản lĩnh như vậy.

Triều Tống nghe vậy liền nói:

- Thần cũng nghĩ như Toàn Phong, thay vì ngăn cản hoặc lãng phí tài hoa của điện hạ chi bằng chúng ta hãy tận dụng nó đúng cách, biết đâu lại mang lại lợi ích thì sao.

Hoàng thượng chau mày tặc lưỡi một cái, vẫn không nói lời nào mà chỉ âm thầm quan sát, A Tề thấy vây liền thừa thắng xông lên tiếp lời nói:

- Phụ thân con có ý này, không thì chúng ta hãy để đệ ấy đi cùng Triều Hàn tướng quân dẫn binh theo sau, một là có thể kề cận học hỏi tướng quân, hai là có thể hỗ trợ tam quân kịp thời, ba là…

Hoàng thượng hướng mắt nhìn ba người họ thay nhau kẻ hát người hò như vậy liền biết ngay mục đích của A Tề liền ngắt lời nói:

- Được rồi… được rồi… con vòng vo nảy giờ… con tưởng ta không biết con muốn nói gì sao?

Hoàng thượng trong lòng giận dỗi, nét mặt khó chịu mà hướng mắt nhìn sang Toàn Phong rồi đến Triều Tống cuối cùng là A Tề, giọng điệu bất mãn nói:

- Phao chuyên dẫn ngọc? ( đưa ra lợi ích nhỏ để dụ địch nhằm đạt được mục đích lớn hơn), ý đồ của con ta nhìn ra lâu rồi.

A Tề nghe vậy liền mỉm cười cúi đầu dè dặt nói:

- Nhi thần không dám.

Hoàng thượng hờn dỗi ra mặt liền nói:

- Con mà không dám sao… thật là…

Nghe sự an bày của A Tề, hoàng thượng cũng thở phào nhẹ nhõm, cũng yên tâm phần nào, nhìn thấy A Tề cùng mọi người thay nhau nói giúp mình, Diệc Vương trong lòng mừng rỡ mỉm cười, sau đấy liền chắp tay cúi đầu nói:

- Phụ thân, xin người toại nguyện cho nhi thần.

Nhìn thấy Diệc Vương thành tâm như vậy, hoàng thượng cũng chẳng đành phản đối thêm nữa liền nói:

- Được, nếu như bên cạnh con đã có Triều khanh gia thì ta cũng yên tâm rồi.

Diệc Vương mỉm cười niềm nở nói:

- Nói vậy tức là người đồng ý rồi.

Nhìn thấy dáng vẻ vui mừng của Diệc Vương, hoàng thượng chỉ biết mỉm cười gật đầu, Diệc Vương ngay lập tức chắp tay cúi đầu cảm tạ nói:

- Tạ phụ thân đã toại nguyện, con nhất định sẽ trân trọng cơ hội này.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.