Bóng kỳ sý giã từ quan ải,
Tiếng khải ca trở lại Thần Kinh,
Đỉnh non ha đá để danh,
Triều thiêng vào trước cung đình dâng công.
Nguyễn Thị Điểm
__
Đoàn quân thắng trận về tới kinh thành vào giữa một buổi chiều cuối xuân chói lọi...
Mặt trời tà chim trong một vũng hồng... Ánh nắng hấp hối nhuộm các chỏm cây to và các nóc cung điện một màu vàng rực: không khí ngào ngạt những hương thơm; chim chóc hót vang trong gió ấm...
Ngay từ khi mới được tin báo tiệp ở ngoài biên gửi về, nhân dân Kinh Thành đã náo nức bảo nhau mở một cuộc đón rước cực kỳ long trọng đoàn chiến sĩ đã có công ghi thêm lá cờ Đại Cồ Việt một chiến tích vẻ vang.
Và cũng bởi thế nên vừa nghe trống từ xa vẳng lại cùng với khúc hát khải hoàng bách tính đã ồ nhau đi đón, tiếng reo mừng nổi lên như sóng cồn bão táp, vang động đến tận thâm cung.
Vua Ngọa Triều biến sắc: trước cử động sùng bái của dân chúng đối với Lý Công Uẩn, Ngài cảm giác lờ mờ rằng oai quyền của mình đã sắp tới ngày đổ vỡ.
Ngài sợ hãi, nhớ lại giấc mộng ăn lê...
Trời! Cái Ngai vàng của họ Lê có lẽ sắp phải nhường lại cho họ Lý thực chăng?
Vuốt những giọt mồ hội giá ngắt trên trán, bạo chúa đứng phắt dậy, đi đi lại lại trong cung, tỏ ý lo lắng. Hình ảnh khôi ngô của chàng thanh niên tuấn kiệt mỗi lúc một heiẹn ra trước mắt; Ngài giơ tay ra phía trước, miệng lẩm bẩm:
- Nghịch tặc! Mày dám quyến rũ bách tính của ta, mày dám dương đầu với ta thì rồi mày phải chết! Mày phải chết bằng cực hình!
Tiếp câu nói của vua Ngọa Triều tiếng hò reo ngoài phố càng bội lên như ngụ cái ý muốn đổi quyền thay chủ của cả một dân tộc mà sự chuyên chế đã làm cho phẫn uất đến cực điểm.
Rồi, thốt nhiên, toàn thành sáng rực như một cái bể lửa: nhân dân thắp đèn đốt đuốc để kéo nhau đi đón chào đội quân chiến thắng.
Từ xa, tiếng trống trận, tiếng vũ nhạc mỗi lúc một gần, trấn áp cả muôn tiếng reo hò của bách tính, như tiếng sấm sét nổ trên sóng cồn...
Thực là cả lớp sóng người gồm đủ các hạng và cùng điên cuồng lên bởi xúc cảm nhiệt liệt. Dưới ánh đèn ngũ sắc, người ta nhận thấy sát cánh nhau, những vương hầu khanh tướng kiêu ngạo và rực rỡ, những nho sĩ, áo xanh, bọn dẫn lộ của quần chúng, những dân gian quần nâu áo vải...
Hết thảy đều hát to những khúc hùng hồn, reo hò vạn tuế và đốt những tràng pháo dài dàng dặc.
Sau đám ấy là những đàn bà con trẻ đi đón chồng, cha, anh. HỌ cũng cười, cũng hát, cũng nhảy múa, kêu gào như một đoàn hóa dại.
Sự náo nhiệt mỗi lúc một tăng thêm một bội lên rồi đám đông vụt tách ra làm hai, nhường lối cho đoàn quân trẩy...
Lý Công Uẩn đi đầu. Cưỡi trên mình con bạch mã, áo giáp hoen đầy máu và cát bụi, chàng hiện ra, dưới bóng cờ đuôi nheo sắc đỏ, lẫm liệt như một vị tướng thần Kéo sau lưng chàng là bộ binh rồi ky binh và sau cùng, đoàn voi trận.
Mặt đất rung lên trong khi bầu không khí lầm những bụi, vang những tiếng reo mừng và s áng trưng ánh lửa...
Toàn thể nhân dân tướng sĩ đều rạo rực cả tâm hồn. Người ta cảm thấy như có một luồng điện chạy.
Vừa thoạt thấy Công Uẩn, bách tính mừng rỡ như thấy một vị phúc thần giáng thế Tự nhiên, người ta so sánh chàng với bạo chúa, tự nhiên người ta khao khát một kỷ nguyên mới có thể đem lại cho dân chúng sự thái bình, cái hạnh phúc và những phút s ay đắm vinh quang ...
Cái ước vọng ấy, nhân dân không htể giữ kín trong lòng được nữa. Họ phải hình dung ra bằng nét mặt và bằng nụ cười; người ta phải biểu lộ nó ra nhời nói, ra những tiêng hoan hô có lẫn nước mắt.
Công Uẩn cũng nhận thấy lòng dân yêu mình tới cực điểm. Chàng rất cảm động và đã có ý tựa vào đó nếu, rồi đây, chàng phải kình địch với hôn quân.
Chàng bồn chồn quá vì, từ khi đem quân đi chinh phạt Chiêm Thành, chàng không được tin tức gì của Phạm Thái sư và của Bội Ngọc hết. Tuy chưa nghe thấy xảy ra sự gì mà chàng vẫn lo canh cánh vì luôn luôn chàng thấy bóng thanh gương lửng lơ trên tính mệnh gia đình họ Phạm. Trông thấy dân gian đi đón mình, chàng cũng toan hỏi thăm nhưng cái địa vị một ông tưóng cầm nghiêm lệnh cho toàn quân bắt buộc chàng không được nói một nhời.
Cố giữ vẻ nghiêm trang điềm tĩnh, Công Uẩn hết sức nén cơn phong vũ trong lòng mỗi lúc một thêm to.
Đoàn quân cứ trẩy, trẩy mãi trong ánh đèn ngũ sắc...
Trăm họ đi kèm hai bên không ngớt lời khen ngợi các anh hùng đã làm cho oai danh của chủng tộc như sấm dậy tới phương xa.
Khi quân trẩy gần tới cửa Nam Kinh Thành, một vị võ tướng, vâng chiếu mệnh của Thiên tử, đã chực sẵn với các thứ dê lợn trâu bò để khao quân. Theo chiếu chỉ của đức Hoàng đế thì toán quân Nam Chinh hãy đóng trại ở ngoài thành đêm ấy chờ sáng hôm sau hãy kéo vào thành để Quân vưong còn Ngự lãm.
Công Uẩn tiếp chiếu liền xuống lệnh đồn binh va cho phép sĩ tốt mở tiệc để thụ ân vũ lộ.
Còn chàng thì vào trướng tiếp Vương sứ Ngô Tử An.
Binh lính đóng bạt ngàn trên mấy cánh đồng lớn. Các doanh trại, trong giây phút, hiện ra như bát úp.
Đình liệu bắt đầu cháy như sao sa. Mấy nghìn chiến sĩ, sau những buổi nằm sương đạp cát, tắm máy, gội tên, đều cởi bỏ áo giáp, gác đồ binh khí, cùng nhau nâng chén rượn vua ban và ca khúc thái bình...
Công Uẩn ngồi uống rượn với Ngô Tử An đã được vài tuần. Chàng đã phải đáp những câu hỏi chán ngắt của Tử An về việc đánh dẹp Chiêm Thành. Chàng định xoay câu chuyện ra phía khác để thử dò la tin tức của Phạm Thái sư cùng Bội Ngọc.
Chừng đoán biết ý ấy, Vương sứ nhìn Công Uẩn khẽ mỉm cười đoạn cầm bình ngự tửu rót ra chiếc chén vàng mà hắn đem theo:
- Xin Tướng quân hãy cạn mấy chén rượn vua ban này. Thêm vào ơn mưa móc, bản chức xin kính dâng nhời mừng Tướng quân đã quét thanh cường khấu, giữ vững bờ cõi giang sơn và làm cho mọi hời phải khiếp phục. Làm trai ở đời, một khi đã lập nên công trạng hiể hách như thế, cũng nên bắt chước như Tào Mạnh Đức khi xưa mà ngâm câu đắc ý vậy.
Công Uẩn cưòi và tiếp lấy chén rượu.
Nhưng, khi chàng vừa uống khỏi cổ họng, Công Uẩn ngạc nhiên thấy khác.
Một cảm giác không thường theo máu chạy khắp thân thể chàng khiến cho tứ chi chàng rời rã, cặp mắt chàng mờ đi, đầu chàng như có ai vừa úp lên cả một cái cối bằng thép nặng...
Công Uẩn giật mình, biết trúng mưu hại. Chàng gượng đứng lên và toan cật vấn Tử An nhưng, vụt cái chàng ngã dụi xuống đất như một bộ chiến bào rơi.
Tử An thét:
- Sĩ tốt đâu! Lý Tướng công bị ngộ cảm rồi!... Mau mau vực Ngài vào thành để bản chức đón quan Thái y điều trị.
Chớp mắt, một cái cáng đã làm xong. Mấy tên thủ hạ của Tử An vội khiêng ngay Công Uẩn vào trong thành. Quân lính xôn xao lo sợ nhưng, không ngờ đó là mưu sâu của bạo chúa, chúng yên trí rằng chủ tướng chỉ bị cảm xoàng, quan Thái y cho một liều thuốc là khỏi.
Sự vui vẻ tưng bừng trở lại với đám chiến sĩ ồn ào. Vô tư lự, chúng cùng nhau cứ chén tạc chén thù suốt sáng trong khi chủ súy của chúng đã bị vua Ngọa Triều hạ ngục .
Bạo chúa, xoa tay, cười hớn hở:
- Rồi Trẫm sẽ phanh thây mi để xem lá gan mi lớn chừng nào!...