Vì Mẹ Mày Thích Bố Tao!

Chương 5




Ông Thuấn nhìn hiền lành vậy mà lấy bà vợ đanh đá quá! Chả hiểu sao Nhung làm thứ gì bà ấy cũng không vừa mắt,động một tí là chửi,động một tí là mắng khiến cô áp lực vô cùng. Những lúc như thế Nhung lại tự nhủ bản thân phải làm việc thật tốt ,nhanh trả hết sớm rồi về nhà. Suốt ngày làm việc quần quật, chỉ ở đây có vài hôm mà Nhung gầy đi trông thấy, dáng người nhỏ thó lại càng tong teo đến là thảm. Công việc cứ quần quật triền miên chẳng được nghỉ, thử hỏi không nhọc nhằn sao được. Dù gì, Nhung vẫn là trẻ con, việc cứ đổ lên đầu cũng không tránh khỏi sự tủi thân. Những lúc như thế ,Nhung lại nhớ nhà, thèm ăn bát canh cua mẹ nấu mà thằng Minh đi từ chiều bắt. Thèm ngửi mùi rơm rạ vào mùa phả vào mũi thật thân thuộc. Thèm được nằm vào đùi bà nghe những câu chuyện xưa cũ. Thèm được nói cười trong bữa cơm gia đình giản dị. Ôi chao! Sao mà thèm đến thế, đúng là ở nhà giàu có cũng chẳng thể mua nổi một phút giây yên bình:

- Việc nhà có vất vả lắm không cháu? Này! Ăn cái này đi cho khỏe, ở nhà bác vài hôm mà gầy đét thế. Mẹ Mai cháu mà thấy thì xót lắm.

Ông Thuấn đi ngang qua khi Nhung vừa lâu xong ba tầng nhà, mồ hôi vã ra như tắm. Dúi vào tay cô một hộp bánh chắc hẳn là đắt tiền,Nhung đoán thế vì bên ngoài toàn chữ của Hàn. Nhung cầm lất hộp bánh ông cho , cảm ơn rối rít rồi ra bàn ngồi ăn. Chửa được miếng nào vào bụng, thì vợ ông Thuấn lại gọi:

- Nhung! Con Nhung đâu!!!

Trời đánh tránh miếng ăn, cô vừa chạy vào phòng vừa cầm miếng bánh đi theo:

- Bà cho gọi con ạ!

- Thay bỉm cho tao! Mà mày lấy bánh đấy ở đâu ra,mày ăn cắp phải không ?Mày biết cái bánh này là cháu tao mua tận Hàn gửi về cho tao không hả? Tại sao mày lại có cái thói đấy chứ? Đúng là mày y như con mẹ mày...

Nhung chẳng hiểu bà ấy đang nói gì, chỉ vì cô ăn cái bánh mà chửi cô thậm tệ quá thể đáng như thế thì thật bất công. Nước mắt lưng tròng, cô cố giải thích:

- Không phải đâu bà ơi! Con không ăn cắp, là ông cho con chứ con không phải ăn cắp!

- Ông nào cho mày? Còn già mồm à?

Nhung cứ đứng cắm mặt xuống đất chẳng dám ngẩng lên, đúng là miếng ăn là miếng nhục, thà là lấy trộm bị chửi cho cam. Đằng này nào phải như thế, cô biết mình chẳng thể thắng nổi cái mồm lia láu ngoa ngắt của bà Thuấn .Chỉ đến khi ông Thuấn nghe thấy tiếng chửi của vợ thì vội vào giải thích, cũng bị bà ấy chửi lây:

- Ông xem!tôi đã nói với ông rồi! Mướn bà già chậm tay chậm chân, còn hơn mướn trẻ ranh có thói ăn cắp mà ông nào có nghe. Hôm nay có thể là hộp bánh không đáng là bao, nhưng ngày mai, ngày kia nó ăn cắp tiền bạc thì ông tính thế nào?

- Bà đừng có nói cháu nó thế mà tội! Là tôi thấy nó vất vả quá. ,tôi lấy bánh cho cháu nó,chứ không phải nó lấy, bà chửi nó là bà sai rồi.

- Ừ ,đúng rồi!là tôi sai, cái thân liệt này thì ông thiết tha gì mà chả bảo tôi sai. Nhìn cái mặt nó tôi đã khô g ưa rồi, nó là con con Mai chứ gì? Ông còn lưu luyến con mẹ nó chứ gì? Thế thì ông cầm dao ông gϊếŧ tôi đi! Cho tôi chết đi rồi ông đường đường chính chính cưới nó về làm vợ bé.

Bà thuấn càng nổi điên chửi chồng. Nhung không biết làm gì chỉ đứng đấy khóc lóc, bản thân mình bị người ta chửi khô g sao, nhưng mẹ cô- bà ấy thì có tội tình gì mà người ta bới móc?

Bên cạnh, ông Thuấn vẫn lời lẽ nhỏ nhẹ xoa dịu vợ, nhưng hầu như vô ích. Nhung cứ đứng mặc cho bà xỉa xói mà chẳng hé răng nửa lời:

- Ê,đi theo chú! Mày định đứng đấy nghe chửi đến khi nào.

Nam thò đầu vào rồi nắm lấy tay Nhung kéo đi,bàn tay ngâm nước từ sáng lạnh toát được một bàn tay ấm áp nắm lấy thì còn gì bằng. Cảm giác nó cứ ấm dạ, được chở che kiểu gì ấy. Thế nên, khi có người bênh vực, Nhung lại càng òa lên khóc tợn, nỗi tủi thân mỗi lúc một dâng cao cứ bao trùm lấy cô . Nhung chẳng ngờ xa ra đình lại nhiều cơ cực, tủi hổ đến như thế.

Nam nhìn chăm chăm vào Nhung, thấy cái môi mếu máo mỏng dính như hai cái lá lúa chắp lại thì chỉ muốn cười. Nhưng hắn nhịn, vì hắn không muốn cười trên nỗi đau của người khác. Bản thân Nam quá hiểu và quá nhiều lần khóc ,nên tâm trạng tủi thân này, hắn là người hiểu hơn ai hết. Nam biết dỗ dành Nhung lúc này chỉ khiến chuyện thêm tệ. Thế nên, hắn kéo tay ôm trầm lấy cô, xoa xoa nhẹ lưng rồi thủ thỉ:

-Sư bố cô! Mít ướt thế này thì làm ăn gì? Mẹ chú khó tính nhưng cũng dễ mềm lòng lắm, cố gắng lên, sẽ quen ngay thôi mà.

Nam ôm Nhung vỗ về khiến nàng ấm lòng hẳn. Cô cứ mặc cho Nam ôm, bây giờ cô thì còn thiết tha gì đến sĩ diện . Cũng giống như lúc Nam say khóc lóc thì có Nhung, và bây giờ khi Nhung buồn thì có Nam, coi như là công bằng...

Hôm nay đúng vừa tròn một tháng Nhung đến đây, nỗi nhớ nhà vơi dần. Nhung nhận ra phải thật cố gắng để thoát khỏi đây càng sớm càng tốt chứ không phải than thân trách phận nữa. Dù sao nhà Ông Thuấn cũng đã cho nhà cô mượn tiền trong lúc khó khăn, Nhung chả phải loại người quên ân phụ nghĩa ấy.

Nam mới đầu Nhung không ưa cho lắm ,nhưng về sau cô bớt ghét hắn hẳn. Bề ngoài tuy lưu manh, ngông ngông thế thôi, nhưng trong lại yếu đuối vô cùng. Lâu lâu việc ngập đầu, Nam còn biết giúp Nhung. Hắn bảo chẳng hiểu sao thấy Nhung làm việc cứ lóng nga lóng ngóng hắn rất ngứa mắt,nên giúp cho đỡ bực . Cô tưởng thế nên dỗi chẳng thèm hắn làm,nhưng Nam cứ sấn sổ vào làm cùng. Cách nhau tận hơn chục tuổi, nhưng xem chừng chơi với nhau hợp và hiểu tính nhau lắm


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.