Phương Nam Có Cây Cao

Chương 42: Đôi nam nữ kể chuyện xưa




Một lát sau, trực thăng của đội cứu viện đến nơi, dựa vào tọa độ mà Nam Kiều và Thời Việt cung cấp, đã cứu được hai đội viên người Tây Ban Nha gặp nạn lên. Trong đó có một người bị thương rất nặng, bác sĩ cấp cứu nói nếu muộn thêm mấy phút nữa sẽ rất có khả năng cứu không nổi.

Đội leo núi vô cùng biết ơn Nam Kiều và Thời Việt, khăng khăng muốn dùng tiền mặt cảm ơn nhưng họ từ chối.

Sau khi chắc chắn rằng hai đội viên gặp nạn kia không nguy hiểm đến tính mạng thì họ quay trở về doanh địa C1 nghỉ ngơi. Trời đã quá tối, hai người không có thời gian quay về chân núi nên chỉ đành cắm trại ngoài trời.

Trong doanh địa cũng không có ít người leo núi đến từ năm châu bốn bể, nói đủ loại khẩu âm, có một số người là người ngoại quốc.

Họ đều biết chuyện đội leo núi Tây Ban Nha gặp nạn vì thế vô cùng tôn trọng và chào đón Thời Việt và Nam Kiều, cùng mời họ dùng cơm, cả đêm tán gẫu đủ thứ chuyện.

Thời Việt cũng tham gia, anh là người từng trải và phong phú. Chỉ cần anh muốn trò chuyện thì ai anh cũng trò chuyện được, nhân duyên cực tốt. Ba câu hai lời hòa làm một với người trong doanh địa. Nam Kiều không quen ở chung với nhiều người như vậy, chỉ lẳng lặng ngồi cạnh anh, nghe anh nói. Ánh mắt nhìn vào ngọn lửa đang bùng cháy, vừa sáng rỡ vừa trầm tĩnh. Bộ dáng này của cô thật sự khiến người khác cảm thấy tò mò, nhất là mấy người châu Âu.

Thời Việt rõ ràng cảm nhận được cô không muốn nói chuyện với người lạ, liền ghé tai cô hỏi: “Ăn no chưa?”

Nam Kiều gật đầu.

“No rồi thì đi thôi”

“Đi?”, Nam Kiều nghi hoặc hỏi, “Chúng ta tối nay không ở đây ư?”

Thời Việt nhéo nhéo tai cô, thấp giọng nói: “Ở đây thì sao có thể sống thế giới hai người chứ hả?”

Nam Kiều khẽ cười: “Anh có cách gì à?”

Thời Việt dẫn Nam Kiều đi một đoạn ngắn xuống chân núi, tìm được vùng lõm, vùng lõm này không một dấu chân người, đối diện là hướng đông, vừa bằng phẳng vừa có thể tránh gió, vừa khéo dựng được một cái lều lớn.

Nam Kiều rất thích nơi này, hỏi: “Anh làm sao tìm được đây?”

Thời Việt mở lều, thuận miệng đáp: “Biết em đã quen ngủ cùng anh nên dọc đường đi có lưu tâm đôi chút”

Mặt Nam Kiều ửng đỏ, cũng may sắc trời đã tối, dẫu có soi đèn cũng không nhìn ra được.

Thời Việt nói: “Ở đây có thể ngắm mặt trời mọc”

Lòng Nam Kiều khẽ run. Trên núi tuyết Cống Ca, ngắm mặt trời mọc giữa biển mây là tuyệt nhất. Một ngọn núi cao lớn như thế, sông băng lành lạnh, còn hơn cả mặt trời mọc trên núi và mặt trời mọc trên biển, hùng vĩ vô song.

Thời Việt và Nam Kiều hợp sức dựng lều, chui vào trong túi ngủ. Thể lực ở khu vực cao hơn mặt nước biển này bị tiêu hao quá nhiều, hai người cũng đã cả ngày như ngựa không ngừng vó, nhắm mắt lại liền ngủ thật say, ngủ mãi đến khi đồng hồ vang lên.

Mặt trong suốt của lều vải hướng về hướng đông, hai người bò từ túi ngủ ra ngoài, lấy khăn ướt và nước từ túi chườm nóng ra lau mặt và tay rồi súc miệng, nằm trên tấm thảm dày cùng nhau ngắm mặt trời mọc.

Chân trời hé ra một đường màu vàng, màu xanh đen của bầu trời nơi phương đông dần nhạt, biển mây cuồn cuộn vô biên, tràn ra khắp xung quanh núi.

Núi non trùng điệp, đường tuyết rõ ràng, trắng ngần thanh sạch, dưới đường tuyết xuất hiện một màu xanh khác với khung trời, khiến người ngắm như được thả lỏng.

Thời Việt ôm Nam Kiều vào lòng, hai người lẳng lặng cùng nhau nhìn cảnh đẹp tráng lệ vô cùng vô tận.

Thời Việt cúi đầu gọi: “Nam Kiều”

Nam Kiều ừ một tiếng.

“Em nghe rất nhiều chuyện của anh, nhưng lại chưa bao giờ kể chuyện của em cho anh nghe”

Nam Kiều nói: “Thật ra em cũng không có chuyện gì”

Thời Việt nói: “Vậy thì hãy nói cho anh biết một vài bí mật của em đi. Ví dụ như kể chuyện khi em còn bé, rồi tại sao lại muốn làm máy bay”

Nam Kiều nhìn ra ngoài lều, chân trời nơi phương đông đã hé ra tia sáng đầu tiên, thứ ánh sáng màu đỏ đang dần khuếch trương phạm vi của mình. Những đám núi đang trầm mặc thần phục, dường như đang quỳ dưới chân núi tuyết Cống Ca.

Đây chính là thị giác của phi điểu.

Hồi ức dần hiện lên trước mắt Nam Kiều.

Cô nhớ khi cô còn bé, chị lớn Nam Cần sức khỏe không tốt nên toàn phải ở bệnh viện, thời gian của bố mẹ phần lớn đều ở bệnh viện chăm sóc chị ấy. Mà anh trai Nam Tư thì lại đang trong thời gian bị phản bội, luôn ở bên ngoài đùa giỡn với đám bạn. Để “an toàn”, cô bị nhốt trong phòng đọc sách, chỉ có thể nhìn đống sách vở của anh chị cùng với một cái ti vi đã cũ và máy đĩa VCD.

Thời gian đó kéo dài đến ba năm trước khi cô đi học, cô gọi đó là “thời kỳ giam cầm”, đó là một đoạn thời gian méo mó nhưng cũng ngập tràn sự thần bí và tò mò.

Trong “thời kỳ giam cầm” đó, thời gian của cô nhạt thếch đến mức ngay cả mỗi một con số trong sách toán cũng hàm chứa biết bao nhiều ý nghĩa. Nhưng thế giới của cô hoàn toàn thay đổi bắt đầu từ một hòm sách phủ đầy bụi, cô phát hiện ra trong đó có hai chiếc đĩa VCD, hình như là do bố Nam Hoành Trụ của cô cất giấu.

Trên chiếc đĩa thô ráp in hình ba người ngoại quốc, khuôn mặt ngập tràn cảm giác tang thương, tóc của người đàn ông màu trắng, còn người phụ nữ lại có đôi môi đỏ mọng rực lửa. Phong cách truyện tranh hấp dẫn này tác động đến cô, nhưng nội dung bên trong đĩa mới khiến cô chấn động.

Khi đó cô không hiểu tiếng Anh, nhưng có lẽ lúc còn bé, ngôn ngữ không mang đến nhiều chướng ngại lớn. Cô xem hết một lượt từ đầu đến cuối, đồng thời nhớ kỹ cái tên bộ phim kia: R. Năm phát hành bộ phim đó là 1982, hồi quay bộ phim này cô thậm chí còn chưa sinh ra.

Ấn tượng sâu sắc nhất của cô chính là hình ảnh chiếc máy bay có hình dáng như một chiếc xe từ con đường mờ tối bay lẫn vào màn mưa, trên người lóe sáng ánh đèn neon, khuôn mặt quyến rũ của người phụ nữ mỉm cười. Trên không trung di chuyển qua lại giữa những tòa nhà chọc trời với các góc độ khác nhau, âm thanh trôi theo nước mưa.

“Em vẫn còn nhớ rất rõ chiếc máy bay bay xuyên qua các nhà lầu mái ngói dày đặc đó”.

Nam Kiều cúi đầu nói.

“Em luôn cảm thấy vào một ngày nào đó, thế giới của chúng ta cũng sẽ có rất nhiều máy bay, xây dựng được hệ giao thông trên không. Họ vận chuyển hàng hóa, thông tin và nhu yếu phẩm, giúp đỡ những người cần giúp đỡ”.

Nam Kiều bỗng cười nhạt, quay đầu nhìn Thời Việt: “Anh sẽ không cảm thấy em quá theo chủ nghĩa lý tưởng chứ?”

Cô và Chu Nhiên cũng từng hời hợt nhắc qua. Nhưng Chu Nhiên chỉ cười cho qua chuyện: “Qúa xa vời! Đợi sau khi em chết cũng chưa chắc nhìn thấy được!”

Thời Việt ừ một tiếng, khẽ cười: “Em rất điên”.

Trong lòng Nam Kiều có hơi thất vọng.

Nhưng lại nghe Thời Việt nói: “Em muốn điên thì anh cùng em điên”. Anh ôm eo cô, nói: “Điên đến bảy tám chục tuổi”.

Lòng Nam Kiều chợt rung động.

Cô xoay người, ngồi lên đùi anh, mặt đối mặt với anh.

“Ừ?”, Thời Việt khẽ cười, tỉ mẩn ngắm khuôn mặt cô, xoa lên đôi môi cô: “Em thật xinh đẹp”.

Anh cũng thật đẹp trai.

Nam Kiều thầm nói.

Ánh mắt của anh sâu thẳm, vừa sắc bén vừa trong suốt. Cô nhớ rất rõ, lần đầu tiên gặp mặt, ánh mắt anh lạnh lùng, nhưng lúc này đây đã chuyển thành cố chấp.

Từ đôi mắt đen thăm thẳm mà thấu suốt của anh, cô nhìn thấy được mặt trời mọc trong biển mây và gió tuyết, ánh vàng muôn trượng. Ánh sáng rực rỡ như lửa đang bùng cháy giữa tuyết trắng.

Nam Kiều nói: “Thời Việt, thật ra em còn có một bí mật”

Thời Việt tò mò: “Vậy sao”

“Thật ra em mù chữ”. Nam Kiều nghiêm túc nói: “Ngoại trừ luận văn khoa học nghiêm cẩn, em không viết ra được bất kỳ một bài văn nào”

“Ha!”, Thời Việt cười nói, “Thư thì sao? Em chưa từng viết thư sao? Còn cả, thư tình?”

Nam Kiều lắc đầu: “Theo màu sắc chủ quan thôi, em viết ra thứ gì cũng đều hỏng bét. Em trước nay làm văn luôn thất bại”

“Trời ạ”, Thời Việt khoa trương nói, “Anh cảm thấy anh mất mát quá”

“Anh nghĩ sao?”, Nam Kiều cau mày hỏi.

Thời Việt cười nói: “Em nói với anh mấy câu yêu thương đi, hay là, đọc thơ tình của người khác cũng được”.

“À”, Nam Kiều nói, “Trong ba năm giam cầm đó em thật sự có xem qua một tập thơ. Nhưng sau này không hề xem sách gì liên quan đến văn học nữa”

“Đọc thử xem nào”, Thời Việt cười nói, anh rất thích ngắm nhìn bộ dáng nghiêm túc này của cô.

Dẫu cho anh có nói đùa thì Nam Kiều cũng sẽ tưởng thật. Nếu như anh nói anh muốn hái trăng cho cô, cô nhất định sẽ tính toán phí tổn và khả năng đi đến mặt trăng, sau đó nói cho anh biết khi nào thì có thể leo lên mặt trăng.

Lúc ban đầu anh nghĩ người phụ nữ này thật ngốc, nhưng bây giờ, anh lại thấy cô ngốc đến mức đáng yêu, ngốc đến mức luôn nghĩ về anh, ngốc đến mức đau lòng vì anh.

Nam Kiều nhìn chăm chăm vào mắt anh, thầm thì:

“Em vẫn nhớ hình ảnh anh thu năm trước

Lòng thanh thản, mũ bê rê xám tầm thường

Trong mắt anh ánh lửa hoàng hôn thấp thoáng

Và những chiếc lá rơi vào đáy nước tâm hồn”[1]

Cô đọc từng chữ từng chữ, nghiêm túc và thành khẩn, mỗi một chữ đều đọc rất chuẩn xác.

Cuộc đời Thời Việt sau này, mãi mãi chẳng bao giờ quên được thời khắc ấy.

Anh yêu thiết tha người phụ nữ có mái tóc dài đen nhánh này, cùng anh quấn chung một chiếc thảm trong ánh sáng mặt trời giữa biển mây và gió tuyết, khuôn mặt trắng trong, thuần khiết, nghiêm túc mà chân thành đọc cho anh nghe một bài thơ phương Tây.

Anh chỉ học hết phổ thông và chín năm đi học bắt buộc, sau đó bước vào học viện quân sự hàng không phương Bắc. So với văn chương hư vô mờ mịt, anh thà hưởng thụ cảm giác cứng rắn mà lạnh lẽo của súng ống và cảm giác thống khoái khi đánh từng quyền từng quyền vào da thịt.

Anh thậm chí còn chẳng biết “ánh lửa thấp thoáng” là có ý gì, nhưng trong ánh mắt anh, thật sự có “ánh lửa hoàng hôn thấp thoáng”.

Cô đọc từng chữ từng chữ, tất cả đều “rơi vào đáy nước tâm hồn anh”.

“Anh quấn quít tay em như dây hoa dại

Lá cây lưu giữ giọng anh nhẹ nhàng, chậm rãi

Giàn lửa mê man nơi cơn khát anh cháy bỏng

Đóa dạ hương xanh dịu dàng rụng xuống hồn anh”

Anh cởi bỏ tất cả mọi chướng ngại giữa hai người, anh hôn lên ngực cô. Cánh tay cô như dây mây quấn lấy thân thể anh.

Ngón tay anh đốt lên người cô từng tấc từng tấc, mềm mại hay bền chắc, khô ráo hay ướt nhòe.

Cô cũng đáp lại anh, các ngón tay thon dài của cô càng lúc càng càn rỡ, mân mê khắp da thịt, lòng bàn tay cào cấu khiến cô khó mà nắm vững.

“Em thấy mắt anh phiêu lãng và mùa thu xa khuất

Bê rê xám, tiếng chim hót, lòng yên ổn chốn quê nhà

Những khát khao thầm kín của em trú trong đôt mắt     

Và những nụ hôn của em rụng xuống như lửa chói lòa”

Anh không ngừng thở dốc, đem khát vọng chôn sâu tiến vào nơi bí ẩn sâu kín nhất trong cô, ở nơi căng phồng đó xoay chuyển, khuấy đảo đến mức cô không được một khắc ngừng.

Anh bất chấp cô vẫn chưa hoàn toàn mở ra, khẽ rên một tiếng đau đớn. Anh hôn lên đôi môi mỏng của cô, nhấp nhô cùng cô trong tấm thảm lông dày. Mỗi một lần, lưng cô lại nặng nề ma sát lên tấm thảm, bị va chạm đến mức hệt như con thuyền giữa sóng to gió lớn, đợt tiếp theo thì toàn thân cô đã gần như rã rời.

“Trời cao từ con tàu biển, ruộng đồng từ những ngọn đồi.

Ánh sáng, mặt hồ tĩnh lặng, làn khói, ký ức về anh

Bên kia tầm mắt ráng chiều rực lửa

Trong hồn anh cuộn xoáy lá thu vàng”

Anh rút ra khỏi cô, nhìn cô cả người mệt mỏi nằm trên tấm thảm, bờ ngực tròn đầy phập phồng lên xuống, thân dưới vẫn mở ra khép lại, giãn vào co ra không ngừng. Cô nhắm chặt hai mắt, hàng lông mi dài mảnh khẽ run, sắc mặt hồng hào, đẹp đến tột cùng.

Ở độ cao 5300 mét, đắm mình giữa thiên nhiên khiến thể lực cô hao tổn. Nhưng bộ dáng vô lực đó của cô lại khiến trái tim anh rung động vô cớ, nơi đó lại bắt đầu cứng lên. Anh hạ phần dưới xuống, nhắm chuẩn, bắt đầu cố gắng tiến vào.

Nam Kiều đột nhiên mở mắt, ánh mắt mơ màng như khói: “Vô sỉ…”

Anh cử động cơ thể nhưng vẫn không tiến vào toàn bộ. Cả cơ thể Nam Kiều đều cong lại, hai tay anh bám vào mông cô, thu hết mọi thứ của cô vào lòng. Hai người không một kẽ hở, không một chỗ nào không hợp lại, như hai cái cây, như hai bộ rễ quấn chặt lấy nhau, cành lá tương giao, chặt chẽ không thể tách rời.

“Nam Kiều…”

Anh trầm giọng gọi, kìm nén nói:

“Anh chính là kẻ vô sỉ. Đời này vô sỉ dẫu chết, cũng nhất định phải chết trong tay em”

[1] Bài thơ này thuộc bài số 6 trong tập “Hai mươi bài thơ tình” của tác gia và chính trị gia người Chile, Pablo Neruda. Bản dịch của Thân Trọng Sơn.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.