Hỷ Tang

Chương 2




2.

Sau khi mẹ mời chú Hai từ thôn bên cạnh sang giúp đỡ, mặc dù ông ta đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn không tài nào đắp được chăn hỷ của những người con hiếu thảo lên người ông Bạch.

Chăn hỷ gọi là chăn nhưng thực chất chỉ là sản phẩm trong ngành tang lễ ở chỗ chúng tôi thôi, nó là một mảnh vải đỏ có hoa văn đặc biệt.

Tôi nghe nói loại vải đỏ này chỉ có những người con hiếu thảo của người mất mới mua được, nếu đắp trên cơ thể người chế.t và hỏa táng cùng người đó thì có thể giúp bọn họ biến điều ước thành sự thật và được phù hộ.

Nhưng điều kiện tiên quyết là con cái phải hiếu thảo, nếu bất hiếu, không vâng lời thì sẽ không thể đắp “chăn hỷ” lên.

Từ đó, trong thôn sinh ra tục lệ mua chăn hỷ về tặng cho người đã khuất và chưa bao giờ xảy ra tình trạng không thể đắp được chăn lên.

Các cụ trong thôn đều nói, con hiếu thảo hay con bất hiếu thì cũng là con của mình, chết thì cũng chết rồi, làm sao mà vẫn không bỏ qua cho bọn họ chứ.

Không biết rốt cuộc đám người đó đã phạm phải tội gì mà khiến người chế.t rồi vẫn còn oán hận.

Con trai cả của ông Bạch là người làm kinh doanh, điều cấm kỵ nhất là danh tiếng không tốt và những thứ xui xẻo, vậy nên anh ta cũng là người đầu tiên yêu cầu chú Hai dù có dùng biện pháp nào cũng phải đắp được chăn hỷ lên.

Ban đầu yêu cầu này không được con gái của ông Bạch đồng ý. Cô ta cảm thấy ông cụ không hài lòng với bọn họ, chỉ cần họ thành tâm hơn là có thể đắp được chăn lên trước khi hỏa táng thôi.

Rốt cuộc thì câu không đồng ý này, thực chất có liên quan đến một chuyện trong quá khứ.

Con trai cả của ông Bạch mắng cô con gái út là đồ con hoang, anh ta nói chỉ có anh và con trai thứ là cùng một mẹ, đều do người vợ đầu sinh ra.

Về phần cô con út của ông, ông ấy đưa cô ta từ bên ngoài về khi ông đã ngoài năm mươi.

Bên ngoài đồn đoán rằng ông Bạch luôn rất thiên vị bà lão đó, sợ rằng cuộc sống ở nhà chồng của bà ấy không tốt luôn lén lút đưa tiền cho bà.

Con gái của ông Bạch tên Bạch Nguyệt, nghe anh cả Bạch Điền nói vậy, anh hai Bạch Tô im lặng lâu nay, cũng không kìm được nước mắt.

Bạch Tô là người có học thức, mẹ nói lúc anh ta đi học ông Bạch đã phải bán má.u để trang trải học phí.

Cũng bởi vì chuyện này, Bạch Điền cảm thấy mình chính là người thiệt thòi nhất trong nhà.

Một Bạch Tô có cơ hội học tập, một Bạch Nguyệt không biết từ đâu đến, ông già đó lại đối xử với cô ta rất tốt, nhưng hai người bọn họ chẳng làm được gì cho cái nhà này.

Chú Hai và mẹ tôi đứng xem náo nhiệt suýt chút nữa đã bị thuyết phục, trưởng thôn cũng lên tiếng bảo rằng ông Bạch đã đi rồi, đừng làm bọn họ mất mặt trước thi thể của ông ấy.

Bạch Điền hừ lạnh một tiếng rồi thôi, mẹ và chú Hai cùng lúc nhìn Bạch Tô, có một người đồng ý một người không đồng ý.

Bây giờ kết quả của lựa chọn sẽ do người con trai cuối cùng quyết định.

Bạch Tô vừa định mở miệng thì Bạch Điền lạnh lùng nói một câu:

“Cái chăn hỷ này không chỉ có mình tôi không đắp lên được, dù sao tôi cũng là người làm ăn, danh tiếng kém một chút thì có sao đâu chứ, nhưng nếu danh tiếng của một học giả không tốt, tôi xem còn ai dám gửi con đến trường luyện thi của cậu nữa”

Lời vừa nói ra đã khiến Bạch Tô hoảng sợ, liền đồng ý với những gì Bạch Điền nói, yêu cầu chú Hai tôi tìm cách cố định cho chăn hỷ nằm yên trên người ông Bạch.

Nói đến đây mẹ tôi khựng lại, hỏi tôi có muốn tiếp tục nghe nữa không vì những điều sau đây có lẽ sẽ khiến tôi khó chịu.

Mẹ không dừng lại ngay lập tức, bởi vì bà ấy biết rõ con gái mình, nếu không nói cho tôi biết, tôi vẫn sẽ có cách để tra đến tận cùng chuyện những chiếc đinh ấy.

Vậy nên bà ấy chọn hỏi ý kiến xem tôi muốn nghe tiếp không.

“Con muốn nghe”. Ông Bạch làm việc chăm chỉ cả đời, cũng chưa từng làm điều gì có lỗi. Tôi chỉ muốn nghe xem rốt cuộc đám con cháu của ông ấy có thể độc ác đến mức nào.

Mẹ thở dài, ướp thịt bò với gia vị, cắt thịt cừu xong thì nắm tay tôi kéo ra phòng khách nói chuyện.

Ngày đó chú Hai nói có hai cách làm, một là trải cơm nếp đã nấu chín lên chăn thì có thể trấn áp oán hận, nhưng có nhược điểm là nhìn không được đẹp mắt lắm, mọi người vừa nhìn liền có thể nhận ra chăn hỷ đang bị trấn áp.

Thứ hai là dùng những chiếc đinh có dính má.u chó, đóng lên trên người của ông Bạch từng tấc từng tấc một, cách này tuy kín đáo nhưng lại vô đạo đức.

Thân xác ông Bạch bị những chiếc đinh dính má.u chó ghim vào nhất định là rất đau, chết rồi cũng không được yên thân.

Hơn nữa, những cây đinh dính má.u chó này chú Hai không thể đóng, chỉ có người thân cận nhất mới có thể làm được.

Khi nghe thấy thủ đoạn kinh tởm này, Bạch Nguyệt nôn ngay tại chỗ, lúc này mọi người dường như mới để ý tới cái bụng to của cô ấy, nhanh chóng đến giúp đỡ.

Thôn trưởng bắn một bi thuốc lào rồi nhìn anh em họ, cũng không đưa ra bất kỳ lời khuyên nào.

Về sau, ngoài hai đứa con trai ông Bạch và chú Hai, những người còn lại đều đi ra ngoài đợi kết quả.

Bên trong truyền ra tiếng đập mạnh, mọi người đều biết hai anh em đã chọn phương pháp đóng đinh dính má.u chó kinh tởm độc ác đó, bọn chúng thà để ông ấy chế.t không yên chứ nhất quyết không chịu mất mặt.

“Bọn sú.c sinh” Tôi chử.i thề một tiếng.

Đó là tất cả những gì mẹ thấy, từ nhỏ ông Bạch đã nói với tôi “Trên đầu ba thước có thần linh”*, làm người thì không được làm việc ác, như vậy mới xứng đáng với lương tâm của mình.

*Trên đầu ba thước có thần linh: Câu gốc là “Cử đầu tam xích hữu thần minh”, ngụ ý con người làm gì cũng có Thần Phật quan sát.

Lúc này tôi muốn nói rằng nếu trên trời thực sự có thần thánh, hãy đem những đứa con bất hiếu này xuống địa ngục để tạ tội với ông Bạch đi.

Nói một lúc thì đã đến tối, chú Hai tới, mẹ lấy thịt bò hầm và thịt cừu cắt miếng ra để chuẩn bị cho ông ta uống rượu.

May mắn thay, mặc dù ông ta là tên khố.n nạn, nhưng cũng chưa làm ra chuyện gì quá giới hạn, chỉ sau hai ly rượu đã không còn tỉnh táo nữa.

Ông ta híp mắt thần thần bí bí gọi mẹ con tôi lại, kể chúng tôi nghe một bí mật lớn của gia tộc nhà họ Bạch ngày xưa.

Trước khi bắt đầu kể chuyện, chú Hai vỗ vỗ vào mặt mình.

“Ông già Bạch đó thật là mất mặt, không những nuôi ra một đám sú.c sinh, mà lại còn chẳng phải con ruột nữa. Dành cả đời để nuôi con cho người khác, sừng cũng dài quá rồi.”

Mẹ thấy ông ta uống nhiều rồi liền ngăn lại:

“Chú Hai, chú uống nhiều rồi, đừng nói nhảm nữa. Tôi pha trà giải rượu cho chú nhé.”

Nói xong mẹ đứng dậy đi pha trà, chỉ còn tôi vẫn tiếp tục dò hỏi: “Chú Hai, kể lại cho cháu nghe lần nữa đi, ai không phải con ruột cơ, mà làm sao chú biết được thế?”

“Đúng là một đứa nhóc nhiều chuyện, hahaha, để chú Hai nói cho con nghe, Bạch Điền lẫn Bạch Nguyệt đều không phải con ruột, đều là con của người khác nhưng được lão Bạch nuôi dưỡng.”

“Còn vì sao ta biết ư, hức, phải nói đến cái ngày đóng đinh dính má.u chó đó. Bạch Điền đúng là cái tên vô dụng, hắn ta không đóng được đinh, dùng mọi cách để đóng cũng không được. Bạch Nguyệt ban đêm cũng lén lút tới chỗ ta, nói muốn thử một lần, con đoán xem thế nào, cũng không được nốt hahahaha.”

“Đúng là mất hết mặt mũi mà.”

Chú Hai cứ ngồi la hét inh ỏi, mẹ nhanh chóng mang trà giải rượu đến bảo tôi giúp chú ấy uống.

May mắn thay, uống được một lúc thì chú Hai bắt đầu tỉnh táo, lảo đảo đứng dậy nói sẽ tự mình trở lại nhà ông Bạch, không cần chúng tôi tiễn.

Sau khi chú Hai rời đi, tôi kể lại cho mẹ nghe những gì ông ta vừa nói.

Mẹ cũng vô cùng kinh ngạc.

“Bạch Nguyệt xuống tay làm chuyện thất đức đó chỉ vì muốn xác minh xem mình có phải con ruột của ông ấy hay không? Đúng là đồ sói mắt trắng, năm đó nếu không có ông Bạch, cô ta đã sớm chế.t đói ngoài đường rồi.”

Mẹ sốc không phải vì chuyện Bạch Nguyệt và Bạch Điền không phải con ruột, mà là vì sự á.c độc của ả ta.

Nói đến đây, mẹ kể tôi nghe một chuyện, năm đó thôn này rất nghèo, nhà ai nấy cũng chỉ đủ ăn đủ mặc, không dư ra được cái gì.

Khi ông Bạch đem một đứa trẻ từ bên ngoài về, lại là con gái, mọi người đều nghi ngờ rằng ông ấy ăn nằm với người khác ở bên ngoài.

Vì chuyện này mà Bạch Điền đã cãi nhau một trận lớn với ông Bạch, chửi ông ấy là lão già mất nết.

Nhưng có một lần ông Bạch uống say đã nói sự thật với bố tôi, rằng đứa trẻ này là ông ấy nhặt được.

Khi ông ấy phát hiện ra Bạch Nguyệt, đứa trẻ đã khóc khàn cả giọng, chăn cũng ướt sũng cả rồi.

Ông ấy không nhẫn tâm liền đem đứa trẻ về nhà, những tin đồn trong thôn ông ấy đều nghe thấy hết.

Nhưng để không cho Bạch Nguyệt biết mình là đứa trẻ bị bỏ rơi, ông ấy đành chịu đựng mọi thứ, mặc cho Bạch Điền và Bạch Tô có tức giận đến đâu, ông cũng chưa từng giải thích một lần.

Đó cũng là lúc mà hai anh em bọn họ và ông Bạch bắt đầu hoàn toàn xa cách.

Ngoại trừ việc gửi một số thực phẩm chức năng cao cấp vào dịp Tết Nguyên Đán để giữ thể diện thì bọn họ hầu như không về nhà.

Ông Bạch đã hy sinh rất nhiều vì Bạch Nguyệt, cô ta thực sự nhẫn tâm đóng đinh người đã nuôi nấng mình vì cái trò xác nhận huyết thống nực cười của mình, chẳng trách mẹ lại mắng cô ta là sói mắt trắng.

Nói xong chuyện của Bạch Nguyệt, tôi tiếp tục hỏi:

“Còn Bạch Điền thì sao, đã có chuyện gì xảy ra?”

Cái này mẹ tôi cũng không biết, khi bà kết hôn thì Bạch Điền và Bạch Tô khá lớn rồi, bà Bạch cũng đã qua đời từ lâu.

Tôi vẫn còn muốn biết thêm chuyện về nhà ông Bạch, nhưng mẹ xoa đầu tôi nói:

“Chín giờ rồi! Vẫn còn hỏi hỏi hỏi! Mau đi ngủ đi, ngày mai có còn muốn đi làm không. Còn nữa, đừng quên những lời mẹ dặn về việc buổi tối không được về nhà khi trời quá tối. Con tốt nhất nên thành thật chút, nếu xe buýt đến trễ quá hãy bắt taxi về nhà, thiếu tiền thì nói mẹ.”

Chuyện này đến đây là kết thúc, hôm nay chắc chắn không thể hỏi thêm gì nữa, hơn nữa ngày mai phải đi làm nên chỉ có thể đi ngủ trước.

Không ngờ lời mẹ dặn lại trở thành sự tiên đoán, hôm sau khi về nhà, tôi không muốn đi taxi nên đã đi chuyến xe buýt cuối cùng.

Lúc về đến nhà thì trời đã tối, khi đi ngang qua nhà ông Bạch, tôi nghe thấy một tiếng động lớn phát ra từ bên trong, đèn trường minh trước th.i thể ông ấy vụt tắt


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.