Sau khi chính thức gửi thư báo trúng tuyển đại học dự bị ngành Vật lý đại học Hương Cảng, trong lịch trình hằng ngày của Sở Vọng đã gạch bỏ đi dòng “trường nữ sinh tư thục Hương Cảng”, dù là vậy thì cũng không được nhẹ nhàng bao nhiêu. Một tuần đến phố Hoa Viên ở Vượng Giác bốn lần, đến Du Ma Địa ba lần, Chủ nhật lại còn bị Tạ Di Nhã kéo tham gia dàn hợp xướng cho bằng được. Danh tiếng của ngài Saumur đã lan rộng khắp đất Cảng, các bà các cô tìm đến ông may lễ phục cũng nhiều lên, đơn đặt hàng kín đến cuối năm. Ngài Saumur lại cố chấp, nói gì cũng không chịu mời thợ giúp, ông như cho rằng người ngoài luôn không bằng người mình dốc lòng bồi dưỡng. Sở Vọng nơm nớp lo sợ nghe, cũng vì thế nên thỉnh thoảng dành thời gian đến Du Ma Địa hai chuyến.
Bởi vì sự hào phóng của chị Từ và ngài Saumur, nên sau một thời gian bận rộn, tài sản của Sở Vọng cũng dần dần nhiều lên, bất tri bất giác sắp được 200 đồng. Bạc nặng trịch, sờ vào khiến người ta có cảm giác an toàn hơn so với tiền giấy ở đời sau.
Hiện tại, một chiếc xe Ford trị giá 8.000 đồng, một căn nhà ở tô giới của Pháp tốn 2.000 đồng…
Nghĩ đến đây, ngày hôm sau cô lập tức gọi điện cho Từ Thiếu Khiêm. Không vì gì khác, mà chỉ muốn hỏi xem bao giờ thì cô chính thức nhập học.
Tiếp tuyến viên hôm nay là một cô gái, dường như nghe thấy giọng con nít nên dịu dàng nở nụ cười, chuyển điện thoại giúp cô.
Điện thoại được chuyển, cô vừa “alo” một tiếng thì Từ Thiếu Khiêm bật cười, như thể đã thương lượng với cô gái tiếp tuyến viên vậy.
“Em gọi điện thoại buồn cười vậy à?” Sở Vọng hỏi với vẻ bất đắc dĩ.
“… Không phải. Chỉ là đôi lúc lo em với không tới ống nghe ở bốt điện thoại.”
“…”
“Ba giờ chiều ngày mai, có rảnh để đến nhà số 3 đại lộ Lotus một chuyến không? Năm đầu tiên học mấy môn cơ bản, tôi sẽ lấy thêm vào sách giáo khoa cho em, một tuần trước lễ Nô-en, em sẽ cùng các sinh viên năm nhất tham gia kỳ thi. Nếu đậu thì có thể trực tiếp vào học chương trình năm nhất. Có điều kỳ này đã thi ba môn rồi, nên sang năm em phải thi nhiều hơn người khác ba môn, sẽ vất vả đấy, như thế có chịu được không?”
“… Nếu rảnh thì được.”
“Ừ, tôi cũng cho rằng đây không phải là vấn đề lớn với em. Vợ tôi cũng nhớ em rồi, chiều mai gặp nhé.”
***
Ngày hôm sau, phong thư ở Anh đã đến.
Không có tuyến xe tốc hành đến đại lộ Lotus, nên khi đổi chuyến xe buýt ở Du Ma Địa, cô chợt nghĩ đến gì đó, nhân tiện nhìn thoáng qua hộp thư ngoài tiệm may, lập tức nhìn thấy bức thư đóng đầy dấu bưu điện.
Xe vẫn chưa tới, cô bưng ghế dựa ngồi cạnh bà Nguyễn đọc thư.
Bà Nguyễn mỉm cười, “Tình yêu tuổi trẻ đúng là làm người khác hâm mộ.”
Sở Vọng lè lưỡi, dựa lưng vào bà Nguyễn đọc thư dưới ánh nắng.
Mong em Sở Vọng đọc được thư này,
Và lúc đọc thư, mọi điều vẫn bình an tốt đẹp.
Sau khi đếnAnh, chuyệnăn uốngsinh hoạttrở nên rất gò bó. Có điềuẩmthực khá ngon, toàn là chân giò hun khói, pho mát, khoai tây, trứnggà và bánh mì, cứ như bọn họ coi sinh viên là gia súc mà nuôi. Sợít hôm nữasẽbéo mất, phải tìm ngày đi tham gia lao động vớicác sinh viên học viện quân sựmới được, quảthật khổvô cùng. Điềuthú vịnhấtchính là: Đây là ngôi trườngtưnhân nhưng lạimuốngọilà trườngcông, tiếngAnh là ‘public school’, như thể đang xích mích với ai vậy.
Trờirấthay đổmưa, hễ một ngày trờiâm u thì suốtcảtháng sẽkhông có nắng. Tuy trời như vậy, nhưng không đến mức lạnhcăm nhưởBerlin. Bịnhốttrong nhữngpháo đài cao tườngcổkính, cảtháng trờikhông được ra ngoài, con ngườicũng trởnên bức bốinặng nề, chỉmong không dọaem.
Viếtthưxong từlâu rồi, nhưng vì không được tựdo nên không gửiđi được, đếnlúc gửiđi thì đã qua nửatháng Tư.
Lần sau viết thưgửi đến em, chỉsợlà chuyệncủamấytháng sau.
Nay hơi vội vã, mong em chớtrách.
Ngôn Tang
28.04
Năm dân quốc thứ15 tạiLuân Đôn.
Sở Vọng vừa đọc thư vừa cười, đột nhiên bà Nguyễn vỗ cô gọi to, “Xe đến rồi kìa!”
Cô vội nhét thư vào trong cặp sách, ôm lấy bó hoa lan hồ điệp dành để chúc mừng anh Từ chị Từ chuyển nhà mới, rồi cuống quýt đứng dậy chạy sang đối diện, nhảy lên xe buýt đến quận Thuyên Loan. Cô định sẽ viết thư ở trên xe, vì ôm hoa nên phải ngậm vé xe màu đỏ trong miệng, đưa hai tay sờ túi tiền. Nhưng phát hiện vì đi vội quá nên quên đem theo bút, cô buồn bã tựa đầu vào cửa kính trên xe, nhìn xe buýt nảy lên nảy xuống trên con đường trải nhựa, thỉnh thoảng thấp thoáng triền núi đỏ vàng – là những phong cảnh bình thường xem chán.
Cuối mùa hè, ánh nắng vùng nhiệt đới vẫn chan hòa ấm áp. Cộng thêm giảm xóc trên xe buýt không tốt, đi trên đường núi nhấp nhô lên xuống, Sở Vọng dễ dàng thiếp ngủ. Nếu không phải trên xe cũng có một hành khách xuống tại đại lộ Liên Hoa thì e là cô đã ngủ quên rồi.
Nghe thấy tiếng lắc chuông, cô ngẩng phắt đầu lên, xe đang dừng lại ngoài cửa căn nhà số 3 ở đại lộ Liên Hoa. Cô ôm hoa vội đứng dậy xuống xe, chợt trông thấy một người khá quen mặt. Người nọ cũng đứng dưới bóng cây đằng xa nhìn cô, đợi đến gần cô mới xác nhận, người này chính là Diệp Văn Dữ.
Khi cô nhận ra người ta thì Diệp Văn Dữ cũng có vẻ mặt như bừng tỉnh, cười nói, “Vừa nãy lên xe, anh có cảm giác quen quen, nhưng vì bó hoa che khuất mặt em nên lúc nãy không dám đi đến chào hỏi.”
Sở Vọng cũng cười nói: “Thế thì vinh hạnh quá, em còn tưởng trên đời này ngoài chị em ra, không ai có thể khiến cậu Diệp nhớ kỹ mặt mũi.”
“Ôi, em gái này…” Diệp Văn Dữ bị cô nói thế thì lúng túng, một lúc sau mới đuổi theo.
“Em làm sao cơ?”
Sở Vọng ôm hoa xoay sang phải, đúng lúc nghe thấy anh Từ ở trong sân lên tiếng: “Sao lại cùng đến đây?”
Diệp Văn Dữ người cao chân dài, chỉ hai ba bước đã vượt qua Sở Vọng đi vào trong sân, cười nói: “Vừa tình cờ gặp nhau nãy ở trên xe buýt… Chú út, học trò mới của chú miệng mồm thật đấy.”
Sở Vọng ôm hoa cúi chào anh Từ, hỏi, “Giáo sư Từ, cô đâu ạ?”
Diệp Văn Dữ nói: “Chú xem, còn chưa làm học trò chính thức mà đã gọi ‘cô’ rồi.”
Có một hàng bàn ghế trúc được đặt trong sân, Từ Thiếu Khiêm cầm một bình tưới tưới một lượt lên bề mặt, rồi anh ngẩng đầu nhìn vào nhà giữa, nói: “Cô ấy đang ở trong nhà…”
Thấy Sở Vọng ôm hoa đi tới, Từ Thiếu Khiêm bật cười, nói: “Em lại đây, trong nhà vẫn còn mùi, đợi ở ngoài sân một lát đi đã. Đợi cô ấy hút thuốc xong đã.”
Nghe thấy Từ Thiếu Khiêm nói thế, cô vội vã lùi lại. Vừa nãy cô thoáng thấy một người nằm nghiêng trên giường ở góc sáng, như lạc trong mây mù, đúng là chị Từ rồi. Sở Vọng chợt cảm thấy may vì ngày đầu khi mình đến biệt thự nhà họ Từ, không nói mấy câu như “thật ra hút thuốc cũng không xấu lắm” hay “đợi mấy năm nữa tôi cũng sẽ hút hai điếu có khi”: thì ra thuốc này không phải là thuốc kia, mà là thuốc phiện.
Tuy trước đây cô từng đến một quán cà phê có vẽ lá thuốc phiện trên biển hiệu, cũng từng thấy bạn bè ăn bánh cần sa, nhưng bản thân chưa thử bao giờ. Dù cần sa có gây nghiện hay gây phê thì cũng không thể so được với thuốc phiện, cho nên khi chính mặt thấy chị Từ hút nha phiến, cô thật sự kích động.
Diệp Văn Dữ và Từ Thiếu Khiêm lại như quá quen với chuyện này, đứng ngoài nắng trò chuyện.
Diệp Văn Dữ hỏi: “Sao không thấy Văn Quân đâu thế ạ?”
“Không quen ở nhà cũ nên không muốn tới.”
“Cháu thấy căn nhà này rất thú vị, tuy có cũ, nhưng người lớn Trung Quốc vẫn rất coi trọng.” Diệp Văn Dữ ngoài miệng nói thích, song cái cụm “người Trung Quốc” đã tạo rào chắn giữa anh ta và căn nhà. Anh ta đánh giá cây cối trong vườn, tò mò hỏi, “Chú phun cái gì lên mấy cái ghế này vậy?”
“Thuốc diệt côn trùng. Mấy thứ đồ gỗ này để lâu rồi, ẩm ướt, dễ sinh côn trùng.”
“Mua ở cửa hiệu Tây?”
“Tự chế trong phòng thí nghiệm.” Từ Thiếu Khiêm ngẩng đầu lên, thấy Sở Vọng đang đứng dưới hiên, ôm bó lan hồ điệp cao hơn cô nửa cái đầu, bèn nói với cô, “Đứng đó làm gì, qua đây phơi nắng đi.”
Diệp Văn Dữ nói: “Con gái Giang Nam sợ phơi nắng lắm đấy, sợ đen.”
“Ồ? Vậy thì nếu lát nữa phơi nắng nhiều thì càng đen mất.”
“Em sợ làm hoa héo thôi, để em đi chào cô trước đã.” Sở Vọng cười nói.
“Đưa hoa cho tôi là được mà, vì sao cứ nhất thiết phải là cô?” Từ Thiếu Khiêm hỏi.
“Khác chứ.” Sở Vọng lắc đầu, dù nói gì cũng không chịu tặng hoa cho anh.
Từ Thiếu Khiêm mỉm cười, híp mắt nói, “Làm như tôi ăn mất hoa vậy.”
Lúc này, chị Từ ở trong nhà khàn giọng nói: “Mấy bụi hoa ngoài nhà anh, ngày trước mọc rất cao… Đừng tưởng em không biết, anh ở đây ba năm, cỏ dại mọc cao ba năm mét, che lấp cả hoa. Còn không phải là anh ăn mất hoa rồi sao?” Chị ho hai tiếng, khạc đờm vào trong ống nhổ, thấy Sở Vọng ôm hoa định vào thì vội nói: “Cô bé đừng vào, đợi trong nhà hết mùi đã… Dì Văn, mau dìu tôi ra ngoài đi!”
Dì Văn cầm cốc trà đến cho chị súc miệng, tiện đỡ chị đi ra ghế ngồi dưới mái hiên. Lúc này chị mới vẫy tay với Sở Vọng, cười tít mắt: “Dì Văn, tìm chiếc bình sứ trắng ngày trước chuyển nhà lại đây, cắm hoa vào, đặt trên bệ cửa sổ phòng tôi. Cô bé lại đây, nói chuyện với tôi một lúc nào.”
Sở Vọng giao hoa cho dì Văn rồi ngồi xuống cạnh chị Từ.
Chị Từ hỏi: “Em và Văn Dữ đi chung chuyến xe đến đây à?”
“Chỉ là trùng hợp gặp nhau trên xe thôi.”
Chị Từ à một tiếng, nói, “Đã cho người dọn dẹp sân quần vợt ở sau nhà rồi, mới tinh luôn. Trước đó muốn gọi em đến chơi quần vợt, nhưng lần nào cũng bị từ chối. Thằng bé Văn Quân không được hoạt bát, nên tôi gọi Văn Dữ đến chơi với em.” Chị cười kéo tay Sở Vọng, nháy mắt nói, “Tôi và Văn Quân đều biết em là học trò mới của anh nhà tôi, cậu em trai của em cũng đang học chung tiếng Anh với Văn Quân.”
Sở Vọng ngẩn người, nói, “Cám… cám ơn cô ạ.”
Chị Từ nói: “Sân nhà này mới sửa xong, anh nhà cũng không muốn về ở, thiếu hơi người. Nếu em muốn thì cứ dẫn bạn đến đây chơi quần vợt.”
Sở Vọng gật đầu, “Nhất định em sẽ thường xuyên tới.”
Lúc này chị Từ mới mỉm cười: “Để tôi gọi Văn Dữ dẫn em đi xem sân quần vợt nhé?” Không đợi Sở Vọng lên tiếng, chị đã gọi Văn Dữ tới: “Cậu dẫn bé Lâm đi xem sân sau đi.”
Diệp Văn Dữ vâng dạ. Tuy Sở Vọng không tình nguyện lắm, nhưng không thể từ chối thịnh tình của chị Từ, đành kiên trì đi theo Diệp Văn Dữ ra sân sau.
Đi đến nơi khuất tầm mắt của chị Từ và anh Từ, hai người dừng bước, nhìn nhau không nói gì, lặng ngắt như tờ, vô cùng xấu hổ.
Sở Vọng phá vỡ im lặng trước: “Cô Từ muốn ghép cặp đũa lệch à?”
“Có lẽ là thế. Thím tôi thích làm mai cho người trẻ lắm.”
Cô nhìn trời, “Lát nữa anh nhớ giải thích rõ ràng với cô Từ đấy.”
“Em bảo anh giải thích thế nào hả?” Diệp Văn Dữ nhìn sân tennis, cười nói, “Chi bằng em thuận theo ý thím, đến đánh tennis một lúc đi, thím nhìn là tự biết.”
Sở Vọng không kìm được mỉm cười, nói, “Không phải là muốn bảo em gọi chị tới, để anh có cơ hội chơi tennis với chị ấy chứ? Toan tính này của anh hay thật đấy.”
Diệp Văn Dữ cười ha ha gãi tóc.
Sở Vọng chợt nhớ đến gì đó, hỏi: “Chị em đã đính hôn rồi, không phải anh không biết đấy chứ?”
Diệp Văn Dữ ngẩn người, “Anh biết.”
“Vậy vì sao anh vẫn theo đuổi chị ấy?”
“Cô ấy nói hôn sự ấy chỉ là trên danh nghĩa, sau này khó mà thành… Nên anh mới…”
Sở Vọng cau mày: “Chị ấy nói với anh như vậy à?”
Diệp Văn Dữ gật đầu.
“Nguyên văn?”
“Cỡ tám chín phần mười? Cô ấy nói chuyện rất vòng vo, anh cũng chỉ nghe hiểu được tám chín phần, nhưng đại để là có ý như vậy.”
Sở Vọng hừ một tiếng, nói: “Anh có nhiều cơ hội nói chuyện với chị ấy như vậy mà lại không mời đi chơi tennis với anh à, vì sao lại phải nhờ đến nhờ em?”
“Cô ấy… cô ấy không chịu để ý đến anh.” Diệp Văn Dữ do dự, không biết có nên nói ra không. Một hồi sau, anh vẫn nói: “Cô ấy nói mình có ý trung nhân rồi.”
Sở Vọng *à* một tiếng, “Thì ra là anh thất tình.”
“Anh có nghe ngóng mà không được gì, cũng nghĩ liệu có khi nào người đó không tồn tại không.” Diệp Văn Dữ thở dài, “Em có biết là ai không?”
“Không biết.”
“Vậy em mời cô ấy đến chơi tennis hộ anh được không?”
Sở Vọng ngẩng đầu nhìn Diệp Văn Dữ. Chỉ thấy anh nhìn mình cười lấy lòng như chú cún to lớn, chỉ thiếu điều vẫy đuôi mừng chủ.
Thế là cô gật đầu: “Được, em sẽ rủ chị ấy giúp anh, có điều đến lúc đó, em không chỉ mời một mình chị ấy đâu.”
Hai người đứng ở sân sau nói chuyện một lúc coi như làm cho có, một lát sau lại cười nói đi ra sân trước. Từ Thiếu Khiêm đã dọn dẹp bàn ghế xong, đang cầm chai thuốc sát trùng tự chế giành công với vợ. Thấy hai người đến, anh bảo Sở Vọng đợi đã rồi đi vào nhà ôm một chồng tập sách đi ra.
Cô lật nhìn: Vật lý cơ bản, Toán học cơ bản, Mạch cơ bản, Sóng âm học cơ bản… Tất cả đều là những đầu sách cơ bản.
Chị Từ khiển trách: “Đợi ăn tối xong rồi anh hẵng lấy cũng được mà, giờ cứ như muốn đuổi người ta đi vậy.”
Sở Vọng ôm sách, cười nói: “Trong nhà em rất nghiêm, nếu không nói trước thì cần phải về nhà ăn tối đúng giờ.”
“Vậy em gọi điện về nhà báo đi?” Chị Từ ngẫm nghĩ, lúc này mới hối hận chợt nói: “Ôi, giờ vẫn chưa kéo điện thoại đến đây.”
Từ Thiếu Khiêm cười nói: “Thế để ngày khác ăn vậy.”
Chị Từ trợn mắt nhìn anh, rồi lại quay sang nói với Diệp Văn Dữ: “Hay hai đứa đi về cùng nhau nhé?”
Diệp Văn Dữ đáp: “Cháu ở lại ăn cơm với chú thím.”
Sở Vọng mỉm cười.
Chị Từ cắn răng nói: “Ít nhất cháu cũng phải đưa người ta ra trạm xe chứ.”
Diệp Văn Dữ đáp vâng rồi nhìn sang Sở Vọng. Sở Vọng nén cười đến nội thương, nháy mắt với anh ta, cám ơn giáo sư Từ và chị Từ xong thì đi cùng Diệp Văn Dữ ra ngoài. Cô tháo cặp sách xuống, dè dặt rút lá thư ra rồi đặt đống sách vào trong cặp, cuối cùng đặt thư ở ngoài cùng, nhưng không để ý có một tấm ảnh rớt ra khỏi thư.
Thị lực của chị Từ không tốt, chỉ nhìn theo bóng lưng đôi trai gái mà hỏi: “Cũng xứng đôi đấy chứ?”
Một chiếc xe buýt chạy ầm ầm đến, Từ Thiếu Khiêm gọi cô nhưng hai người không nghe thấy.
“… Cái con bé vứt bừa bãi này.”
Anh cúi đầu nhặt tấm ảnh lên. Tuy trong vô thức, nhưng tình cờ thấy được bài thơ ngắn viết bằng tiếng Anh ở mặt sau.
Là một bài thơ tình.
Ở mặt khác là một chàng trai cùng bạn bè đứng giữa phòng ăn rộng lớn, tay cầm chiếc hamburger to đùng, nở nụ cười há miệng chuẩn bị ăn.
Anh cầm tấm ảnh trong tay, Diệp Văn Dữ ở đối diện đang đút tay vào túi quay về. Nhớ lại lời của chị Từ, anh cười lắc đầu: “Có lẽ cũng không xứng đôi đâu.”
__
*Qin: Mai mình bận nên không có chương mới nhé.